Cẩm Nang Trà

Trà xanh Thái Nguyên: Tìm hiểu chi tiết và đặt mua tại xưởng các loại trà Tân Cương Thái Nguyên 2023

Trà xanh Thái Nguyên: Tìm hiểu chi tiết và đặt mua tại xưởng các loại trà Tân Cương Thái Nguyên 2023

Thái Nguyên từ xa xưa đã là địa danh nổi tiếng với các dòng trà ngon. Để tạo ra được những sản phẩm chất lượng cũng một phần là do tay những người nghệ nhân làm trà nhiều đời và một phần do thiên nhiên ban tặng. Vậy bạn đã được thưởng thức được bao nhiêu thứ trà nơi đây rồi? Bạn có biết trà Thái Nguyên có bao nhiêu loại không? Hãy cùng Thuận Trà đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Khái niệm

Trà Thái Nguyên là loại trà xanh đặc trưng của Thái Nguyên, một tỉnh thuộc vùng trung du phía Bắc ở nước ta. Trà Thái Nguyên hay còn được gọi với cái tên là Trà Bắc Thái, hay ngắn gọn là Trà Bắc.

1.1. Trà Thái Nguyên là gì? 

Trà Thái Nguyên là dòng trà nổi tiếng ở Việt Nam, có vị hơi chát nhẹ, hậu ngọt dịu và hương thơm nồng nàn đặc trưng. Dù hiện nay chúng ta có nhiều vùng miền trồng trà xuất khẩu nhưng trà xanh Thái Nguyên vẫn giữ được nét trà truyền thống nhất, đặc biệt nhất. 

Trà Thái Nguyên được trồng, thu hái và chế biến bởi đôi bàn tay khéo léo của những “nghệ nhân” trồng chè ở vùng đất trung du. Trà có một hương vị đặc trưng thơm ngon khiến ai thưởng thức một lần là mê đắm. 

1.2. Phân biệt chè và trà 

Chè là giống cây mà có tên khoa học là Camellia Sinensis. Búp, lá, chồi, nụ của chè được sử dụng chế biến ra các loại trà. 

Trà được sử dụng để chỉ những thành phẩm sau khi đã được chế biến từ cây chè. 

1.3. Tên gọi khác: Trà Bắc

Trà Thái Nguyên còn có tên gọi khác là Trà Bắc, đây là cách gọi chung của người miền Nam dành cho loại trà khô. Còn với nhiều người, trà Bắc là tên gọi chung cho các loại trà ở miền Bắc, cho dù trà có nguồn gốc từ đâu.

Nhưng thực tế thì trà Bắc là loại trà được chế biến từ những lá trà xanh ở Thái Nguyên. Và đây được đánh giá là loại trà ngon nhất. Thái nguyên cũng được mệnh danh là vùng đất “đệ nhất danh trà”.

2. Lịch sử phát triển của trà Thái Nguyên

Nói đến lịch sự phát triển của trà Thái Nguyên thì cũng gắn liền với quá trình phát triển trà Việt Nam. Khoảng năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp khảo sát về sản xuất và buôn bán chè ở những khu vực: Sông Đà, Sông Mê Kông ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội lên cao nguyên Mộc Châu, Lai châu, rồi sang tận vùng IPang - Vân Nam (Trung Quốc), nơi có những cây chè đại thụ. Xét theo lịch sử phát triển thì có thể chia thành 3 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1: Sơ nhập (Trước năm 1882 đến 1945)

Trước năm 1882, hầu hết các hộ gia đình trồng chè dưới 2 hình thức: dùng lá chè tươi (hiện nay vẫn được sử dụng nhiều ở miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), và hình thức "chè mạn". Hình thức "sấy khô" tựa như rang chảo gang sau này.

2.2. Giai đoạn 2: Tạo dựng thương hiệu (1882-1945)

  • Từ 1882 đến khoảng 1915: Khi đó Pháp triển khai phát triển cây chè ở các khu vực nói trên trên diện rộng. Chè Thái Nguyên cũng bắt đầu được nhân rộng ra toàn địa bàn vào thời điểm đó.

  • Từ 1915 đến 1945: Sự phát triển của các xí nghiệp chè Thái Nguyên. Điển hình như Ông Đội Năm trong cuộc thi đấu xảo và đoạt giải nhất tại HN đã đưa thương hiệu trà Thái Nguyên lên tầm cao mới và dần dần vượt xa những vùng khác.

  • Các vùng trà nổi tiếng ở Thái Nguyên dần hình thành: Trại Cài (Đồng Hỷ), Tức Tranh, Khe Cốc (Phú Lương), Hoàng Nông, La Bằng (Đại Từ); Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương (nay gọi chung là vùng chè Tân Cương).

  • Cùng với sự thăng tiến vượt bậc của chè Đông Dương (xuất khẩu từ 753 tấn năm 1924 tăng lên 2.456 tấn năm 1940). Cây chè Thái Nguyên cũng theo đó vươn tầm thế giới và được nhiều thương nhân trong và ngoài nước biết tới.

2.3. Giai đoạn 3: Gây dựng và phát triển (1945 đến nay)

  • Giai đoạn 9 năm kháng chiến (1945 - 1954): chứng kiến nhiều cơ sở sản xuất ngưng trệ, đồi chè hoang hóa, nhà máy, xí nghiệp chế biến bị phá hủy. Thậm chí nhiều cây chè bị thay bằng trồng cây lương thực... dẫn đến sản lượng chè khô trên cả nước nói chung, chè Thái Nguyên nói riêng bị thiệt hại lớn.

  • Xuất khẩu các nước XHCN (1954 - 1975): Hồi đó Liên Xô hỗ trợ 1 loạt các nhà máy chè đen, Trung Quốc hỗ trợ xây dựng số lượng lớn nhà máy chè xanh. Việc cây chè được phục hồi gây dựng và có sẵn thị trường tiêu thụ đã mở ra 1 bước tiến lớn cho ngành chè. Tại Thái Nguyên, nhiều xí nghiệp đóng góp sản lượng không nhỏ sản lượng sang Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc.

3. Có bao nhiêu loại trà Bắc? Đặc điểm trà xanh Thái Nguyên

Thái Nguyên là nơi sản sinh ra nhiều loại trà thượng hạng khiến bạn uống một lần là vấn vương. Vậy có bao nhiêu loại trà Bắc hiện nay?

3.1. Theo giống trà: 8 giống trà Thái Nguyên nổi tiếng nhất định phải thử một lần

Hiện nay có rất nhiều loại trà Bắc khác nhau, nhưng chỉ có trà Thái Nguyên mới đảm bảo trà ngon, chất lượng và hương vị đạt chuẩn. Trà Bắc Thái Nguyên có nhiều loại được ưa chuộng như:

3.1.1. Trà Trung du (Chè Ta)

Giống chè ta được trồng tại Thái Nguyên từ xa xưa, được gieo trồng bằng hạt. Thế nhưng với năng suất thấp nên diện tích trồng cây chè ta đang bị thu hẹp dần và thay thế bằng các giống chè khác có năng suất cao hơn. Chè ta có vị đậm, chỉ cần một lượng nhỏ cũng cho vị trà đậm đà.

3.1.2. Chè Phúc Vân Tiên (Giống chè lai Trung Quốc)

Đây là giống chè có nguồn gốc từ Trung Quốc được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa giống chè Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà và chè Vân Nam lá to.

Chè Phúc Vân Tiên khi pha cho ra màu nước rất đẹp, xanh và có mùi thơm đặc trưng. Khi uống vào có vị ngọt dịu ngay từ đầu, mùi thơm như mùi hoa nhài.

3.1.3. Trà Long Vân (Chè gốc Hàng Châu)

Trà Long Vân là loại trà lai giữa trà Long Tỉnh và trà ta. Trà có mùi thơm nồng nàn hương cốm, thoảng mùi hoa, đậm vị, ngậy béo, khi uống xong sẽ cảm nhận được hơi mát ở cổ.

3.1.4. Trà Bát Tiên (Giống chè gốc Đài Loan)

Chè Bát Tiên được nhập về từ Đài Loan. Tuy búp chè không mập mạp, tua tủa như nhiều giống chè khác, nhưng đổi lại, chè Bát tiên có hương vị thơm ngon đặc biệt. Thưởng thức chén trà Bát tiên, người nghiện chè có sành đến mấy cũng phải gật gù nhận xét: “Thơm ngon, đẹp màu, được nước!”.

Chè Bát Tiên là giống chè ngon đặc sản, nước có màu mật ong (đỏ). Búp chè và lá chè cũng có màu đỏ. Sản phẩm chè Bát tiên là món quà quý dùng để cho, biếu, tặng.

3.1.5. Trà Kim Tuyên (Giống chè gốc Đài Loan)

Đây là giống trà của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa trà Ô Long lá to của địa phương và giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Trà xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1994, trồng ở các đồi chè Thái Nguyên.

Với vẻ ngoài xoăn chặt, đẹp, có phủ tuyết, nước khi pha màu đỏ hồng tươi sáng, có mùi thơm nhưng vị nhạt.

3.1.6. Trà cành lai F1

Đây là giống trà lai được tạo ra từ tổ hợp cây Đại Bạch Trà và cây bố PH1 có năng suất cao, chọn lọc theo phương pháp chọn dòng. Cây mẹ Đại Bạch Trà bao gồm nhiều giống trà tạo ra những loại bạch trà ngon và đắt đỏ nhất Trung Quốc.

3.1.7. Trà lai 777 (Giống chè năng suất cao)

Chè lai 777 có đặc điểm rất dễ nhận thấy như: búp nhỏ, có một chút trên búp gọi là tuyết. Khi pha thì nước trà có màu xanh rất đẹp và có bụi trắng hình sợi trên mặt nước chè. Đó chính là tuyết chè được tan ra. Hương chè thơm nhưng màu nước và vị lại không đậm bằng chè ta.

3.1.8. Trà Keo Am Tích

Chè keo am tích được biết đến với hương thơm như hương cốm, uống một lần là nhớ là mê. Cây có tán trung bình, tán phát triển cân đối thiên về chiều ngang, cành nhiều, lá hơi thon. Lá hình bầu dục, dày, chóp lá nhọn, mặt lá phẳng, màu lá xanh nhạt. 

Đây là những loại trà không chỉ được nhiều khách hàng ưa chuộng mà còn được các “cao thủ” trà đạo phải khen ngợi. Những loại trà này đều có nét đặc trưng của riêng, nhất là trà đinh và trà nõn tôm. 

3.2. Theo địa lý: Tứ đại danh trà

Mỗi vùng chè sẽ được chọn lọc tinh hoa từ vùng thổ nhưỡng, khí hậu và sự tận tâm của người bản địa tạo nên những lá trà nổi tiếng trong nước và thế giới. Trong đó, vùng trà Trại Cài (Đồng Hỷ), vùng trà La Bằng (Đại Từ), vùng trà Khe Cốc (Phú Lương), và trà Tân Cương (Thái Nguyên) đã hợp thành “tứ đại danh trà” Thái Nguyên vang danh bốn phương.

3.2.1. Trà Tân Cương Thái Nguyên

Đặc điểm trà Tân Cương là các búp trà khô có ánh thép, màu xanh đen, xoăn chặt và nhỏ, bề mặt có nhiều phấn trắng. Nước trà trong và sánh. Trà Tân Cương Thái Nguyên dường như có hương vị riêng biệt: mùi hương cốm, vị trà chát ngọt hài hòa, không còn vị đắng. 

3.2.2. Trà La Bằng (Đại Từ)

La Bằng là một xã thuộc huyện Đại Từ, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu ổn định. Vì thế, trà La Bằng có hương thơm và vị rất riêng: màu nước sánh vàng, mùi thơm tự nhiên, đậm vị ngọt hậu.

3.2.3. Trà Trại Cài (Đồng Hỷ)

Chè Trại Cài để chỉ trà được làm bởi các xóm Tân Lập, sông Cầu trong xã Minh Lập, Đồng Hỷ. Những người cao niên cho biết chính họ cũng không nhớ rõ cây chè đã xuất hiện từ năm nào, chỉ biết cây chè đã gắn bó với người dân nơi đây qua hàng trăm năm. Vùng chè Trại Cài được thiên nhiên ưu đãi với con sông Cầu chảy qua, đất đai nơi đây màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho cây chè phát triển. Đây là giống chè trung du cho hương thơm và vị đậm, nước sánh nổi tiếng với những đặc trưng khó lẫn.

3.2.4. Trà Khe Cốc (Phú Lương)

Những gốc chè ở Khe Cốc hầu như không cần tưới nhờ con suối cùng tên chảy từ núi Chín Tầng về xã Tức Tranh, Phú Lương, cùng với nước mưa và sương đêm. Trà Khe Cốc màu nhạt, sợi dài, tiền vị chát dịu, hậu vị ngọt. Hương thơm là do cái trời cho: đất, nước, khí thuần khiết cùng người trồng tỉ mỉ, yêu thương cây chè.

3.3. Theo chất lượng và ngoại hình

Trà Tân Cương với hương vị độc đáo giúp thỏa mãn vị giác của người thưởng thức. Hiện nay, sản phẩm được sản xuất với nhiều quy cách và chất lượng nhau.

3.3.1. Trà đinh 

Trà đinh được hái từ những đọt trà non chưa nở và giống hệt như 1 chiếc đinh nhỏ. Qua bàn tay khéo léo của các cô gái Thái Nguyên thu hái về những ngọn trà chất lượng nhất. So với các loại trà khác thì trà đinh có sản lượng rất ít. Bởi để cho ra sản phẩm trà đinh phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vì thế, để cho ra 1kg trà đinh cần tới 20 người hái chè chuyên nghiệp. Hơn nữa, thời điểm hái trà đinh phù hợp nhất là vào sáng sớm tinh mơ khi những đọt trà đang còn ngậm sương sớm.

3.3.2. Trà nõn tôm

Đây là loại trà được tuyển chọn kỹ lưỡng tại vùng đất Tân Cương Thái Nguyên. Loại trà này hái có quy cách 1 tôm 1 lá, khi lá non còn chưa kịp bung ra. Thời điểm thích hợp để hái trà nõn tôm nhất là từ sáng sớm tới 12 giờ trưa. Ngoài ra, hái tới đâu phải che nắng tới đó để đảm bảo được vị ngọt của trà.

3.3.3. Trà móc câu

Trà móc câu được thu hái từ những búp trà non. Rồi sau đó được chế biến ra thành phẩm với 1 cánh trà nhỏ và xoăn lại như hình móc câu. Trà móc câu có hương vị đặc biệt không giống bất kỳ loại trà nào khác. Vì thế, đây cũng là một trong những loại trà được giới thưởng trà yêu thích.

4. Cách chăm sóc, thu hái và chế biến trà Thái Nguyên

Bạn đã biết về cách chăm sóc, thu hái và chế biến ra loại trà Thái Nguyên hay chưa? Nếu chưa thì cùng Thuận Trà tìm hiểu nhé!

4.1. Chăm sóc trà Bắc Thái Nguyên

Để làm ra được thành phẩm chè ngon, người làm chè phải thực sự tâm huyết với nghề. Cây chè sẽ được tưới nước định kỳ để bổ sung đủ nước cho cây, đặc biệt là vào mùa khô và khi trái sắp chín. Ngoài ra, phủ lên gốc chè bằng rác, cỏ, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại mọc. Làm cỏ vụ xuân tháng và vụ thu tháng, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, mỗi năm xới gốc 2-3 lần.

Bên cạnh đó, việc phòng trừ sâu bệnh cho cây chè bằng canh tác và biện pháp sinh học (trồng cây bóng mát và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè) cũng được người dân chú tâm.

4.2. Thu hái trà

Các lá trà Thái Nguyên hầu hết được thu hái bằng tay. Việc thu hái bằng tay không tốn quá nhiều thời gian nhưng sẽ hạn chế làm tổn thương cây trà. Mỗi lần hái chỉ cần hái một lượng vừa đủ là có thể chế biến ra trà Thái Nguyên ngay trong ngày.

5. Chế biến trà Thái Nguyên như thế nào?

Quy trình chế biến trà xanh Thái Nguyên hiện nay đã có nhiều cải tiến, kết hợp công nghệ để bảo đảm sự ổn định của chất lượng trà, bảo đảm vệ sinh trong chế biến chè Thái Nguyên ngon.

5.1. Làm héo

Làm héo là công đoạn lá trà được trải lên những chiếc nong lớn, để ở nơi thoáng mát. Lá trà xanh sẽ mất dần trọng lượng nước. Nhờ đó mà sẽ rút ngắn thời gian xao nên lá trà hạn chế bị khét. Giai đoạn này còn giúp lá trà dẻo dai hơn, đỡ bị nát khi vò và xao.

5.2. Diệt men

Diệt men là công đoạn lá trà xanh được xao ở nhiệt độ cao. Quy trình làm trà xanh luôn phải có bước diệt men. Vì men và enzyme là chất xúc tác của các thành phần trong lá trà với không khí. Dệt men xong thì enzyme sẽ bị loại bỏ. Qua đó mà lá trà sẽ không bị oxy hoá và giữ được hương vị như lá trà tươi.

5.3. Vò trà

Lá trà xanh Thái Nguyên được vò bằng tay hoặc bằng máy chuyên dụng. Mục đích của công việc này là phá vỡ các mô và lớp biểu bì trong lá trà. Làm cho các thành phần tạo hoà quyện với nhau. Hơn nữa còn giúp cho lá trà dễ thẩm thấu nước khi pha. 

5.4. Xao khô

Đây là bước làm khô lá trà xanh Thái Nguyên. Lúc này lượng nước trong lá trà sẽ được làm giảm đến mức tối thiểu, giúp cho lá trà có thể lưu trữ được trong nhiều tháng.

6. Lợi ích, công dụng khi sử dụng trà xanh Thái Nguyên

Trà Xanh khi chế biến vẫn giữ được hương vị của lá trà xanh tươi. Vì vậy mà các công dụng tốt cho sức khoẻ của lá trà xanh khô và tươi là tương tự nhau.

6.1. Giá trị dinh dưỡng

Trong lá trà có nhiều thành phần là các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe:

6.1.2. Chất phenol

Hàm lượng phenol có trong lá trà chiếm 20 - 30%, là một loại oxi tự do có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, giảm lượng đường trong máu, phòng trừ lão hóa, chống diệt khuẩn, tiêu đờm,...

6.1.3. Chất caffeine

Lượng caffeine có trong trà rất tốt. Đây là chất giúp cho con người luôn tỉnh thức. Nhất cho người có chứng bệnh mệt mỏi khi vừa thức dậy, hay cần tỉnh táo để tập trung.

6.1.4. Tannic acid

Tannic acid giúp chống lại các chất độc alkaloid, rất tốt cho việc tiêu hóa các loại thức ăn nhiều mỡ. Chất này còn giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa của người.

6.1.5. Các axit amin

Trong lá trà có chứa tới hơn 25 loại axit amin, trong đó có leucine, isoleucine, lysine, phenylalanine, threonine là 6 loại axit amin rất cần thiết cho cơ thể.

6.1.6. Các khoáng chất

Tác dụng của chè khi uống giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Có hơn 30 loại nguyên tố đại lượng khác gồm natri, chất đạm, kali, photpho, canxi, magie, nhôm, lưu huỳnh, sắt, clo. Nguyên tố vi lượng gồm mangan, đồng, kẽm, boron, silic, iot, flo, selen, crom, thiếc,... đều là những nguyên tố quan trọng cho cơ thể.

6.1.7. Vitamin có trong trà

Trong các chất dinh dưỡng trà Thái Nguyên thì lượng vitamin trong lá trà rất nhiều. Uống trà giúp bổ sung hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. 

6.2. Giá trị y học 

Từ những hàm lượng dưỡng chất có trong lá trà vậy thì chè khô Thái Nguyên có những tác dụng gì cho sức khỏe con người?

6.2.1. Thư giãn đầu óc và tăng khả năng tập trung

Cafein trong lá trà có khả năng kích thích thần kinh. Giúp đầu óc thư giãn và hưng phấn. Vì thế, nếu bạn cần một thức uống để hỗ trợ cho công việc thì trà xanh Thái Nguyên là lựa chọn hoàn hảo.

6.2.2. Hỗ trợ giảm cân

Trong trà xanh không chỉ có Caffeine, mà còn chưa thành phần EGCG. Nhờ vậy mà giúp tăng cường quá trình chuyển hoá mỡ và năng lượng, giúp giảm cân hiệu quả.

6.2.3. Tốt cho tim mạch

Thói quen uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nhất là khi Việt Nam mỗi năm có khoảng 100.000 người tử vong do đột quỵ và độ tuổi người bị đột quỵ ngày càng trẻ hoá.

6.2.4. Ngừa ung thư

Các thành phần chống oxy hóa trong lá trà xanh giúp ngăn chặn các gốc tự do. Khi nghiên cứu trên người thì có những thông tin cho thấy trà xanh có tác dụng bảo vệ và góp phần ngừa một số bệnh ung thư.

6.2.5. Tăng cường chức năng não

Ngoài giúp đầu óc tỉnh táo, tăng tập trung và thư giãn thì uống trà còn có những tác dụng tốt cho não của chúng ta, bao gồm:

  • Giảm trầm cảm và lo lắng 

  • Tăng cường trí nhớ 

  • Giảm các triệu chứng của hội chứng Alzheimer và Parkinson

7. Cách nhận biết trà Thái Nguyên ngon

  • Cánh trà: cánh trà Thái Nguyên đạt chuẩn là sau khi chế biến sẽ có hình dáng xoăn chắc, cong như chiếc lưỡi câu, có màu đen bạc (màu bạc là do một số búp trà non sau khi chế biến vẫn còn giữ được lớp lông mao trắng, những búp trà như vậy sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao). Cánh trà chuẩn là khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ khô và độ giòn khi bóp nát.

  • Màu nước sau khi pha: trà Thái Nguyên sau pha sẽ có màu nước vàng xanh, nước trong và sánh.

  • Hương trà: trà thái nguyên có hương thơm cốm non dễ chịu, dịu nhẹ và thanh mát.

  • Vị trà: trà Thái Nguyên khi uống có vị chát nhẹ và vị hậu ngọt dịu lan tỏa cả khoang miệng rồi đọng lại ở cổ họng.

8. Bảng giá trà Tân Cương Thái Nguyên

Nếu bạn đang tìm hiểu về trà Tân Cương Thái Nguyên nhưng chưa biết giá thành mỗi loại trà là bao nhiêu thì hãy tham khảo báo giá sau nhé:

9. Các bước pha trà

Sau đây, Thuận Trà sẽ hướng dẫn bạn các bước để pha trà đúng cách, phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại trà trà xanh, trà Shan tuyết cổ thụ và trà Ô long.

Bước 1: Chuẩn bị

8 gram trà, ấm trà, chén Tống, chén Quân, lọc trà, dụng cụ gắp trà, nước sôi.

Bước 2: Tráng ấm pha trà bằng nước sôi

Rót nước sôi để tráng ấm chén pha trà: công đoạn này giúp tiệt trùng dụng cụ pha trà và làm nóng ấm chén pha trà.

Bước 3: Tráng trà

Cho trà vào ấm, cho nước sôi ở nhiệt độ 80 độ C vào ấm và rót hết nước tráng trong ấm ra ngay. Cách này còn được gọi là "đánh thức lá trà", giúp trà nở đều, nhanh và thoát hương rất hiệu quả.

Bước 4: Pha trà

Cho khoảng 200ml nước sôi ở nhiệt độ 75 – 80 độ C vào ấm, rồi hãm trà khoảng 20 – 25 giây.

Rót trà từ ấm: hãm đủ xong, rót hết trà trong ấm ra chén Tống qua lọc trà, và tránh để lại nước trong ấm. Cuối cùng là rót trà từ chén Tống ra chén Quân để thưởng thức. 

Bước 5: Thưởng thức

Bạn hãy đưa chén trà lên mũi, đưa từ trái qua phải để cảm nhận hương thơm của trà. Sau đó nhấp một ngụm trà để cảm nhận vị từ chát dịu đến hậu ngọt sâu của trà Thái Nguyên. Cứ vậy bạn sẽ cảm nhận được toàn bộ hương vị ngon tự nhiên của trà.

10. 4 cách bảo quản trà Bắc giữ nguyên hương vị

Cách bảo quản trà rất quan trọng. Bởi nếu trà không được bảo quản tốt sẽ bị giảm chất lượng hoặc làm thay đổi hương vị trà gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì thế, điều quan trọng là cần biết cách bảo quản trà đúng cách để sản phẩm luôn tươi, sạch và hương vị nhất có thể.

10.1. Phương pháp chân không

Trà sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, phương pháp hút chân không là cách tuyệt vời để bảo quản trà an toàn trong một thời gian dài.

Phương pháp này giúp loại bỏ oxy ra khỏi bao bì, hạn chế quá trình oxy hóa giúp lưu giữ được màu sắc, hương vị của trà được lâu hơn.

10.2. Bảo quản trà số lượng lớn

Nên bảo quản trà với một số lượng nhất định. Như vậy, trà sẽ giữ được hương vị đặc trưng vốn có. Hãy cho đầy túi trà càng nhiều càng tốt, khi đó lượng oxy trong túi trà sẽ ít hơn. Cách này sẽ giúp trà khó hấp thụ mùi từ môi trường xung quanh.

10.3. Để trong kho lạnh

Nên bảo quản trong kho lạnh chuyên dụng, trà cần được đóng gói đúng cách và đậy kín để hạn chế bị hút mùi. Lưu thông không khí trong kho lạnh tốt, đạt được hiệu quả làm mát. Khi lấy lá trà ra khỏi kho lạnh, nhiệt độ của lá trà cần được đưa về nhiệt độ phòng trước khi lấy lá trà ra, nếu không trà sẽ nhanh bị hỏng.

10.4. Không gian bảo quản trà

Không nên để ở những nơi có ánh trực tiếp hoặc để ở những nơi có nguồn nhiệt như bếp. Nên đóng gói trà thành các túi nhỏ để tiện sử dụng, tránh mỗi lần sử dụng phải lấy ra rồi cất vào nhiều lần. Nếu được bảo quản như vậy, trà sẽ giữ được bản chất về hương lẫn vị đặc trưng. Mỗi gói nên sử dụng trong vòng một tuần sau khi mở.

11. Bí quyết mua trà Tân Cương Thái Nguyên ngon

Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều địa chỉ sản xuất trà không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến người tiêu dùng lo lắng khi lựa chọn địa điểm mua trà. Thuận Trà sẽ mách bạn những bí quyết mua trà Thái Nguyên ngon nhất.

11.1. Phương pháp quan sát thủ công

Trà Tân Cương Thái Nguyên luôn được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng. Nhìn qua mắt thường, trà Tân Cương luôn có màu sắc tự nhiên nhất, các búp chè ít bị vỡ nát, khô và giòn. Hơn nữa, cánh chè thường không dài bởi nếu chọn búp ngon để sao khô thì cánh chè sẽ ngắn. 

11.2. Cảm nhận qua hương và vị

Nếu là trà Tân Cương đạt chuẩn thì nước trà khi pha sẽ có màu vàng óng, trong xanh và hơi sánh. Mùi hương cốm nhẹ nhàng không quá nồng. Khi uống một ngụm sẽ cảm nhận được vị chát nhẹ cùng với hậu vị ngọt. Vị ngọt này sẽ lưu lại khá lâu và khiến bạn cảm thấy vô cùng dễ chịu. Đó chính là cách chọn trà Tân Cương bằng hương và vị.

11.3. Mẹo phân biệt trà có hóa chất

Thông thường trà Tân Cương Thái Nguyên ngon có hương vị tự nhiên. Khi mở gói trà có mùi thơm, ắng đọng, tạo sự sảng khoái.

Trà có hóa chất thì khi mở gói trà ra thường có mùi hắc hoặc hơi mốc, nếu nhiều hương liệu còn cảm giác đau đầu.

  • Pha trà bằng nước ấm (20 30 độ), nếu nước xanh ngắt là trà có hóa chất.

  • Hương trà: Hương thơm mùi cốm non, thoang thoảng là trà chuẩn. Hương thơm nồng thường sẽ có hương liệu.

  • Vị trà: Trà chuẩn vị chát dịu ngọt hậu. Trà có hóa chất sẽ có vị ngọt lợ của mì chính hoặc bột ngọt.

  • Pha trà thấy cặn trắng hoặc đen là do hóa chất kết tủa. 

  • Bã trà: Nước trà nào bã trà đó. Nếu nước vẫn xanh trong khi bã trà đỏ hoặc nhợt nhạt là có chất hóa học.

Để phân biệt được trà có hoá chất hay tồn dư thuốc BVTV thì chỉ có cách mang chính mẫu đó đi kiểm tra. Hoặc tìm mua ở những đơn vị uy tín, kinh doanh có tâm có xác nhận kết quả từ các cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là những thông tin chi tiết về trà xanh Thái Nguyên có thể tham khảo. Qua đó có thể chọn được những sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn tìm mua một loại trà Thái Nguyên chất lượng thì hãy liên hệ ngay tới Thuận Trà. Một địa điểm cung cấp trà Thái Nguyên chất lượng trên thị trường ngày nay.

Đang xem: Trà xanh Thái Nguyên: Tìm hiểu chi tiết và đặt mua tại xưởng các loại trà Tân Cương Thái Nguyên 2023

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng