Trà không những nổi tiếng về mức độ phổ biến (là thức uống được sử dụng nhiều thứ 2 thế giới - sau nước) mà từ xa xưa nó còn được coi như 1 loại thảo mộc có dược tính (Được coi như 1 vị thuốc). Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Chúng ta hãy cùng Thuận Trà đi tìm hiểu rõ hơn về Trà Xanh nhé!
1. Trà xanh là gì?
Cây trà (chè) xanh là loài cây trồng trọt lâu năm. Tên khoa học là Camellia Sineusis, khí hàn, vị khổ cam, không độc. Lá cây màu xanh lá, hoa màu trắng. Thường được trồng khoảng 3-5 năm sẽ thu hoạch. Tuổi thọ của cây khá dài, có những cây được tìm thấy có tuổi thọ trên dưới 100 năm.
Cây trà có nhiều cách sử dụng như dùng trà xanh, bán lên men, lên men, tạo bánh trà (như trà Phổ Nhĩ của TQ hay trà Mạn Hảo của Việt Nam). Trà xanh (chè xanh) là tên gọi của lá trà khi chưa trải qua công đoạn làm héo oxi hóa và chế biến như trà ô long hay sản phẩm trà khô chúng ta hay sử dụng hàng ngày.
1.1. Nguồn gốc của cây trà xanh và Trà Xanh Thái Nguyên
Nguồn gốc cây trà xanh:
- Hiện nay hầu hết người ta đều cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng thực ra từ khoảng 5000 năm trước, cây trà có xuất phát điểm ở khu vực phía Bắc Đông Nam Á cổ đại - là những nơi phù hợp nhất cho cây trà phát triển. Đó là những vùng mà nay thuộc bang Assam (Ấn Độ), bắc Miến Điện (Myanmar), Lào, Bắc Việt Nam, Vân Nam (Sau đến đời Tống thì Vân Nam thuộc Trung Quốc)...
- Trong tập "Văn Minh Trà Việt" (của tác giả Trịnh Quang Dũng - xuất bản năm 2011 NXB Phụ Nữ phát hành) có 1 thuyết kể rằng từ những năm trước công nguyên; Vợ vua Hùng là người đã phát hiện, thuần giống và hướng dẫn cho con dân Việt trồng chè. Rồi những dẫn chứng lịch sử "Từ những quả trà cổ có tuổi đời 13.200 năm ở hang Con Moong trong không gian sống của người Việt cổ, một rừng trà Hoàng Liên Sơn với hơn 1.100 cây cổ thụ trà với những lão trà hàng ngàn tuổi"... Điều này sơ bộ có thể khẳng định tính lâu đời của Trà Việt Nam trong dòng chảy lịch sử trà thế giới
- Theo tính chất lịch sử qua các thời kỳ, các thành phẩm trà đầu tiên được vận chuyển về Trung Quốc và thương mại đi các nơi trên thế giới.
Nguồn gốc cây trà xanh Thái Nguyên:
Theo 1 số tài liệu ở không gian văn hóa trà Thái Nguyên và các bậc già lão kể lại. Từ khoảng những năm 1919 - 1920. Ông Vũ Văn Hiệt (sinh năm 1883 - hay còn gọi là Ông đội Năm) sau khi được hồi hương trở về và được cấp vùng đất Ỷ Na, tổng Thịnh Đán, Huyện Đồng Hỷ để làm trang trại (nay là Y Na - Tân Cương - Thái Nguyên).
Nhờ được cụ Nghè Sổ Nguyễn Đình Tuân hỗ trợ và chỉ bảo; Ông Hiệt đã lên khu vực Đoan Hùng - Phú Thọ lấy giống và học hỏi, mang giống "Chè Trung Du" về trồng và thành công ngoài mong đợi. Do khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây quá phù hợp để cây chè phát triển, kết hợp với việc học hỏi trong và ngoài nước. Ông Đội Năm mở xưởng chế biến chè, bán chè khắp 3 kỳ; Tiếng tăm chè búp, chè móc câu cũng vang danh từ đó và nổi tiếng thơm, ngon, hậu ngọt… hơn cả chè vùng chính gốc
Năm 1935, Ông Đội Năm đưa "chè cánh hạc Tân Cương" đi thi đấu xảo tại Hà Nội và đoạt giải nhất. Sản phẩm này sau đó được các thương nhân Ấn Độ thu mua với số lượng lớn.
Theo dòng lịch sử, sản phẩm "chè cánh hạc" năm nào hiện nay đã được hậu bối xứ Tân Cương phát triển thành nhiều dòng trà ngon nổi tiếng. Và phần nào sản phẩm "chè tôm cánh hạc" giờ đây cũng góp phần đưa chè Tân Cương đi không chỉ 3 miền tổ quốc mà còn nhiều nơi trên thế giới.
2. Trà xanh có tác dụng gì?
2.1. Tác dụng của trà xanh với phụ nữ, sắc đẹp
Trị mụn hiệu quả: Khi gan chứa nhiều độc tố gây hại dẫn đến những hệ lụy bên trong và tác động bên ngoài như phát ban, nổi mụn. Sử dụng trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể và giúp cải thiện chức năng gan.
Ngăn ngừa sâu răng: Hầu hết các sản phẩm kem đánh răng đều có thành phần chiết xuất từ trà xanh. Những nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần có trong trà xanh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus gây hại cho răng miệng; Đặc biệt là khả năng khử mùi hôi miệng.
Giảm quầng thâm mắt: Trong trà có 1 phần chứa tanin và Cafein giúp làm giảm lượng nước vùng quanh mắt và làm săn da. Bởi vậy trà xanh có tác dụng tích cực trong việc làm giảm sưng, quầng thâm thông qua khả năng giảm sự giãn nở của các mạch máu quanh mắt.
Giúp đốt mỡ, giảm cân: Trà xanh có thể giúp ngăn chặn việc chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ. Đồng thời cũng có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt mỡ 1 cách tự nhiên; đốt cháy trung bình 70 kcal mỗi ngày. Do đó việc sử dụng trà xanh kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện đúng cách không chỉ giúp chị em có cơ thể "chuẩn người mẫu" mà còn luôn khỏe mạnh, sống lâu.
Ngăn ngừa lão hóa: Polyphenols chứa trong trà xanh có tác dụng tích cực trong việc chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa.
2.2. Trà xanh và tác dụng tích cực với sức khỏe (Theo lương y Vũ Quốc Trung)
Tăng cường hệ miễn dịch: Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Trong trà xanh có chứa chất Flavonoid và Polyphenol giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức đề kháng, chúng có khả năng chống lại chứng nhiễm trùng, nước trà xanh có tác dụng ngăn ngừa Covid và các biến chứng hậu Covid.
Cải thiện trí nhớ: Không chỉ giúp cải thiện thể chất, thành phần EGCG trong trà xanh còn có tác dụng tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào não, qua đó giúp hạn chế các nguy cơ bệnh tuổi già.
Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường: Trà xanh có thể cải thiện độ nhạy Insulin và lượng đường trong máu. Việc sử dụng trà xanh có khoa học kết hợp với chế độ dinh dưỡng, rèn luyện hợp lý sẽ không chỉ giúp người bị tiểu đường cải thiện sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng.
Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Các chất có trong trà xanh có chứa khả năng kiểm soát Cholesterol giúp ngăn chặn xơ vữa động mạch cũng như khả năng điều hòa huyết áp. Thậm chí với những ai có tiền sử bệnh tim mạch; trà xanh có thể tăng tốc năng lực phục hồi tim mạch, đồng thời ngăn ngừa việc tế bào bị phá hủy.
Trợ giúp hệ cơ xương khỏe mạnh: Trong trà xanh có chứa đựng Catechin góp phần làm giảm quá trình lão hóa của xương; 1 trong đó là EGCG có thể giúp kích thích một loại enzyme thúc đẩy sự tăng trưởng xương lên tới gần 80% giúp hạn chế loãng xương.
3. Phương pháp pha trà đúng cách
3.1. Cách pha trà xanh tươi
3.1.1. Chuẩn bị
100g lá trà xanh tươi
Tích trà hoặc ấm trà giữ nhiệt
Nước khoáng tinh khiết (Hoặc nước lọc)
3.1.2. Các bước pha trà xanh (hãm trà) tươi
Vệ sinh ấm, rửa lá trà (có thể ngâm nước muối loãng 35%)
Cho lá trà vào nồi hoặc ấm đun, rót 85% dung tích nước
Đun lửa lớn cho đến khi sôi, khi nước sôi thì để lửa nhỏ
Duy trì khoảng 8-10p thì tắt bếp
Rót ra ấm hoặc tích giữ nhiệt để sử dụng
3.1.3. Lưu ý khi pha trà xanh tươi
Không nên đun quá lâu làm mất chất có trong trà
Cân nhắc khi cho quá nhiều lá trà sẽ khiến chát, đắng, khó uống
Có thể để tủ lạnh hoặc ủ giữ nhiệt tùy theo sở thích sử dụng
3.2. Cách pha trà xanh Thái Nguyên (trà khô) đơn giản:
3.2.1. Chuẩn bị:
Trà khô 5g - 10g.
Nước khoáng & bình đun nước 1l
Bộ ấm chén trà
Trà cụ: Tống, lọc, chia trà, gắp chén (Nếu có)
3.2.2. 5 bước pha trà đơn giản
Vệ sinh, làm ấm dụng cụ - ấm trà
Đun nước sôi, để hạ nhiệt 80 độ, cho trà vào ấm (Tùy thuộc gu thưởng trà đậm hay thanh, độc ẩm hay đối ẩm mà cho 5g - 10g)
Đánh thức trà: Rót nước ra ấm
Rót nước pha trà: Rót nước ra ấm và để chừng 45s với trà nõn và có thể 1p45s với 1 số trà ngấm lâu (trà móng rồng). Nên rót thêm nước sôi lên sau khi đậy nắp ấm
Thưởng trà: Rót trà ra tống lọc hoặc rót ra chén và thưởng thức
3.2.3. Lưu ý khi pha trà xanh khô
Lưu ý về thời gian và khối lượng trà
Không nên sử dụng nước sôi 100 độ
Bước đánh thức trà nên rót ra thật nhanh
Rót nước pha trà không nên để nước trà trong ấm quá lâu
4. Bảo quản trà xanh như thế nào?
Nguyên nhân chính làm trà xanh mau hư hỏng, héo úa, nấm mốc, màu sắc dần thay đổi và hương vị cũng bị biến đổi nhiều không còn thơm ngon như trước chính là do bảo quản sai cách. Vậy bảo quản như thế nào mới là đúng cách và có thể giữ được hương vị cũng như dưỡng chất trong trà xanh cao nhất ?
4.1. Cách bảo quản trà xanh tươi
- Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nơi có nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Tủ bếp là nơi thích hợp để bảo quản lá trà xanh tươi, bởi nếu bạn bảo quản lá trà ở những nơi có nhiều ánh sáng sẽ khiến các vi khuẩn cùng nấm mốc sinh trưởng và phát triển mạnh ảnh hưởng đến chất lượng trà.
- Bảo quản lá trà tươi trong ngăn mát tủ lạnh: bạn rửa sạch lá trà và loại bỏ lá bị úa, sâu bệnh và hư hỏng; để ráo nước sau đó cho lá trà tươi vào túi nilon rồi buộc kín lại hoặc có thể cho vào túi hút chân không và đưa vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
4.2. Lưu ý
Không để chung lá trà tươi với các loại thực phẩm khá vì mùi hương của các loại thực phẩm khác đặc biệt là những thực phẩm có mùi đặc trưng sẽ ám mùi lên lá trà khiến chúng không còn mùi thơm đặc trưng như ban đầu nữa.
4.3. Bảo quản trà xanh khô
Việc bảo quản trà khô cũng có những lưu ý riêng để làm sao bạn lưu giữ được hương và vị trà là tuyệt nhất. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản trà khô có thể kể đến là:
- Ánh sáng: bạn nên đựng trà khô trong hộp, hũ thuỷ tinh, hoặc túi kín tối màu và đặt chúng ở nơi tránh ánh sáng xuyên vào, và có thể bảo quản trà trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 0 - 5 độ C. Bởi các loại dụng cụ như túi nhựa, hũ thủy tinh trong suốt thì ánh sáng sẽ làm oxy hóa chất trong trà làm hương và vị của trà không còn tuyệt vời như ban đầu nữa.
- Không khí: trà có thể mất đi hương thơm đặc trưng nếu tiếp xúc quá lâu trong không khí, độ ẩm không khí làm trà sẽ bị "hả" mất đi độ ngon vì vậy cần bảo quản trà trong túi kín kể cả khi bỏ trong hộp, hũ,... và sử dụng trong thời gian ngắn để thưởng thức được vị ngon nhất của trà nhé!
- Độ ẩm: trà đã được sấy khô có đặc tính rất dễ hút ẩm nên nếu bạn bảo quản trong môi trường có độ ẩm cao sẽ khiến nấm mốc phát triển mạnh làm trà mau hỏng. Nếu sử dụng trà đã bị nấm mốc có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bạn cần lưu ý loại bỏ trà đã bị ẩm mốc và không nên sử dụng tiếp.
- Dụng cụ để bảo quản: các dụng cụ bảo quản trà khô tốt nhất như hộp, túi kín, túi hút chân không tối màu chất liệu dày tốt; hoặc các vật liệu thiếc, gốm sứ để hạn chế ánh sáng, độ ẩm. Tránh sử dụng các loại túi giấy dày và báo cũng sẽ làm trà bị ám mùi của các loại thực phẩm khác hoặc mùi mực của báo.
- Thời gian sử dụng tốt nhất của trà khô trong vòng 18 tháng: Ghi chú thời gian lên trên mỗi hộp/túi đựng và sắp xếp gọn gàng để thưởng thức vị trà thơm ngon nhất. Việc sắp xếp và phân loại trà theo từng loại, hương vị trà mạnh hay nhẹ sẽ có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn được đúng loại trà mà mình cần sử dụng.
5. Uống trà xanh tươi hay khô tốt hơn?
Trong thế giới trà sống động và phong phú, trà tươi và trà khô là hai loại trà thường được sử dụng phổ biến nhất. Công dụng tuyệt vời của trà xanh mà có thể bạn chưa biết là:
Trà xanh tươi giúp cải thiện sự tỉnh táo và tư duy do lá trà tươi chứa khoảng 4% caffeine.
Tác dụng cải thiện các bệnh lý: trầm cảm, nhức đầu, loãng xương, giảm cân, điều trị rối loạn dạ dày, bệnh viêm ruột, nôn mửa, tiêu chảy.
Bệnh Parkinson, bệnh tim và mạch máu, tiểu đường, huyết áp thấp, sỏi thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn, hội chứng mệt mỏi mãn tính, sâu răng, ngăn lợi chảy máu.
Ngăn ngừa các loại ung thư: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu.
Trà xanh rất tốt cho phụ nữ để làm đẹp và phòng ngừa: giảm bọng mắt, làm dịu da bị cháy nắng và ngăn ngừa ung thư da, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung.
Súc miệng bằng trà xanh có thể phòng cảm lạnh và cúm.
Với vô vàn công dụng của trà xanh thì ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trà xanh rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống trà xanh tươi hay khô lại là câu hỏi nhiều người còn thắc mắc. Thuận Trà sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai loại trà này hơn.
Trà xanh tươi: lá trà tươi non được hái trực tiếp từ cây trà (cây chè), rửa sạch để ráo và cho vào ấm/nồi lớn đun trên bếp để lấy nước uống. Nước trà tươi nếu nấu k đúng cách dễ có vị đắng chát.
Mẹo chọn trà xanh tươi: Vì cây trà thường khó chăm bón vì thế người trồng trà thường sử dụng các chất hóa học để giúp cây phát triển do đó vẫn có khả năng còn tồn đọng lại các chất hóa học, thuốc trừ sâu. Vì thế, mẹo chọn trà xanh đó là hãy chọn loại lá trà nhỏ, đều, màu xanh thẫm và vừa già, lá tươi nhưng không bóng mượt. Khi nấu nước thì nên bỏ nước trà đầu, nước trà xanh trong và thơm là nước trà ngon và sạch.
Cách pha trà xanh tươi:
Bước 1: Đun 1 ấm nước sôi. Trong thời gian chờ đợi rửa lá trà thật sạch với 1 ít muối trắng.
Bước 2: Vớt lá ra rồi để cho trà ráo nước, cho sẵn vào ấm rồi rót nước sôi vào để trần trà giúp trà bớt chát và ngon hơn sau đó bỏ nước này đi.
Bước 3: Rót nước sôi vào ấm trà, đậy nắp, chờ khoảng 20-30 phút vậy là bạn đã có một ấm trà có hương vị tiền chát hậu ngọt rất hấp dẫn.
Ưu điểm vượt trội của lá trà xanh tươi: các nghiên cứu cho thấy trải qua quá trình chế biến lá trà xanh khô bị mất đi khoảng 14% lượng catechin (bao gồm các chất chống oxy hóa mạnh như EGCG). Vì vậy lá trà xanh tươi sẽ tốt hơn trà xanh khô vì giữ nguyên được nhiều EGCG nhất nhưng cần sử dụng sớm nhất sau khi hái, và sử dụng trong ngày sau khi nấu nước uống.
Trà xanh khô: búp trà và 2 - 3 lá trà tươi non được hái sau đó trải qua các công đoạn chế biến ở mức độ thích hợp ta có thành phẩm trà xanh khô. Để pha chế bạn bỏ trà trực tiếp vào ấm và pha với nước sôi theo đúng các bước để có 1 ấm trà thơm, ngon và đậm vị.
Mẹo chọn trà xanh khô: trà ngon là trà có búp chè còn nguyên vẹn, nhỏ và cánh chè nhỏ, khô cong. Tránh loại trà nhiều lá già, ít búp trà sẽ không ngon. Bạn cũng nên lưu ý cách đóng gói của trà: khi mở trà có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, khi dùng nước trà có màu xanh trong, giữ được hương và uống có vị tiền chát hậu ngọt thì đó là trà ngon. Không nên chọn trà đã bị chuyển sang màu mốc, mùi trà hắc và trà vỡ vụn có thể trà đã sử dụng chất tạo mùi, chất lượng trà không còn tốt và an toàn nữa. Tham khảo thêm bài viết về cách chọn trà xanh khô ngon Tại Đây.
Cách pha trà xanh khô: trà xanh khô có thể đóng gói dạng túi hút chân không hoặc dạng túi lọc nên pha trà rất đơn giản. Chi tiết cách pha trà khô Thuận Trà đã có nhiều bài viết, bạn đọc có thể tham khảo Tại Đây.
Ưu điểm vượt trội của lá trà xanh khô: lá trà xanh khô dễ bảo quản hơn, nếu bảo quản tốt có thể dùng được khoảng 1 năm. Với công nghệ hiện đại ngày nay, dưỡng chất trong lá trà xanh khô sau khi chế biến chỉ thấp hơn lá trà xanh tươi một chút. Với nhiều hình thức đóng gói hiện nay thì việc tìm mua và mang theo cũng rất tiện lợi. Đặc biệt với các phương pháp chế biến mới, trà xanh khô rất đa dạng về hương vị và cách pha trà cũng rất dễ dàng.
Dù là lá trà xanh tươi hay khô đều có những tác dụng tốt cho sức khỏe của bạn, tùy vào khẩu vị, sở thích và điều kiện thời gian công việc của bạn mà bạn có thể chọn cho mình loại trà và phương pháp pha chế yêu thích.
Chúc bạn có những giây phút thư thái bên trà nhé! Mua sản phẩm chính hãng của Thuận Trà Tân Cương Tại Đây.
6. Bí quyết sử dụng trà xanh có lợi cho sức khỏe
Ngoài chất caffein giúp kích thích sự tỉnh táo giống như cà phê. Trong trà xanh còn chứa L-theanine, một loại axitamin có tác dụng trong việc thư giãn. Trà xanh có thể coi như 1 loại "thuốc" tự nhiên ban tặng cho nhân loại. Tuy nhiên bạn có biết cách sử dụng trà xanh sao cho đảm bảo hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Thuận Trà tìm câu trả lời nhé:
6.1. Nên uống trà xanh vào lúc nào?
Nên dùng trà xanh vào buổi sáng: Trà xanh có cafein nhưng không quá nhiều như cà phê; Nó vừa có tác dụng giúp tỉnh táo và cải thiện sức khỏe tim mạch, thận và tiêu hóa. Đồng thời L-Theanine cũng có tác dụng giúp thư giãn rất tốt
Dùng trà xanh trước khi tập thể dục: Nghiên cứu cho thấy, sử dụng sản phẩm có chiết xuất trà xanh trước khi tập thể dục có tác dụng đốt cháy chất béo lên tới 17%.
6.2. Có nên uống trà xanh thay nước?
Không. 1 tách trà xanh 230ml chứa khoảng 35 mg Caffeine (Con số này ở cà phê là 96mg caffeine). Nếu sử dụng giống như nước lọc (Khoảng 2 - 3 lít/ ngày). Sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ như say trà, nôn nao khó chịu, mất ngủ… Thậm chí phản tác dụng
Nên dùng 2-3 tách trà xanh hàng ngày sẽ có tác dụng tích cực cho sức khỏe
7. Các loại trà xanh Thái Nguyên phổ biến
7.1. Trà búp
Trà búp được hái theo quy chuẩn 1 tôm 2 - 3 lá non liền kề. Thường thì trà búp Thái Nguyên nói chung đều khá thơm, có vị tiền chát hậu ngọt. Các cây trà búp lâu năm (trà ta) thường sẽ có vị đậm hơn, tuy nhiên về độ xanh thì không bằng các dòng trà búp lai (Trà lại F1, Lai 307...). Sau khi chế biến xong, trà mang hương thơm cốm tự nhiên đặc trưng của Trà Tân Cương Thái Nguyên, nước trà khi pha màu vàng xanh trong, tiền vị chát đậm đà hơn những dòng trà khác, hậu vị ngọt sâu.
Trà Búp Thuận Trà Tân Cương phù hợp với những người có gu trà đậm đà, thích trà có vị chát mà phải có hậu ngọt khi thưởng thức. Đảm bảo Trà sạch 100%, KHÔNG hương liệu, KHÔNG phẩm màu, KHÔNG chất bảo quản.
Trà được hái từ sáng sớm đến 12h trưa, hái đến đâu được che nắng đến đó để trà không bị quá chát khi thưởng thức (hái trà vào lúc nắng to trà sẽ chát hơn khi hái vào lúc trời mát).
Tỉnh Thái Nguyên rất rộng và có nhiều huyện trồng cây chè búp, mỗi huyện trồng trà lại ra được hương vị trà Búp khác nhau, nhưng có một nơi và cho ra được hương vị đặc trưng nhất là đồi trà Búp được thu hoạch tại Xã Tân Cương trực thuộc TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Trà được trồng ở đây cho ra trà có màu nước xanh vàng nhẹ, chát vừa phải và hậu ngọt sâu đặc trưng với hương thơm cốm tự nhiên.
7.2. Trà móc câu
Giống trà này có phần đặc biệt hơn. Bởi lẽ hình dáng của chúng có phần cong cong hình móc câu, cũng có người liên tưởng đến dáng hình cong cong chữ S. Có thể nói giống trà móc câu này là biểu tượng linh hồn của người dân Việt.
Để sở hữu loại trà thượng hạng, người thợ làm nghề phải biết cách lựa chọn thời điểm thích hợp để hái chè. Thông thường vào sáng tinh mơ khi sương còn đọng trên những búp chè Thái Nguyên sẽ là lúc mà người ta đi thu hoạch.
7.2.1. Tại sao gọi là Trà Móc Câu?
Trà móc câu là loại trà được hái từ những búp trà non 1 tôm 2 lá (có nghĩa hái 1 đọt non nhất và 2 lá liền kề ngay phía dưới) để làm trà. Những búp trà tươi sau khi trải qua quá trình chế biến bạn sẽ thấy cánh trà nhỏ và xoăn lại như cái Móc Câu, chỉ có búp trà non mới cong được như vậy nên người ta đặt cho nó cái tên là Trà Móc Câu.
Trà móc câu còn được gọi với các tên gọi khác như: chè móc câu, trà xanh móc câu, chè móc câu thái nguyên, chè móc câu tân cương,... Về bản chất thì chúng đều là trà móc câu theo như định nghĩa trên.
7.2.3. Trà Móc Câu có chất lượng ra sao?
Để thưởng thức được đúng chất trà Móc Câu, bạn phải biết cách pha ngon. Trước khi nhấp ngụm nước chè, bạn nên thử chúng. Khi này hương thơm của chè sẽ lan toàn khắp khoang mũi, thông lên não. Với sự thanh mát có trong trà Móc Câu, chúng sẽ khiến não của bạn trở nên thư thái hơn bao giờ hết. Đây chính là một nét đặc biệt của chè Thái Nguyên.
Đặc điểm màu sắc nước, hương vị của trà móc câu tân cương:
Màu nước trà: Nước trà vàng xanh và sánh.
Hương thơm sau khi pha: Nước trà thơm cốm non đặc trưng.
Vị trà: trà khi uống có vị chát dịu, hậu ngọt sâu, đượm lại rất lâu trong cổ họng
7.3. Trà nõn tôm
Trà nõn tôm hay các sản phẩm: Chè tôm cánh hạc, trà tôm đặc biệt, trà nõn, trà nõn tôm thượng hạng… đều là sản phẩm thuộc dòng chè nõn tôm, sản phẩm trà xanh cao cấp được thu hái từ những vườn trà Tân Cương Thái Nguyên chọn lọc & đạt chất lượng. Loại trà này thường được thu hái theo quy chuẩn 1 tôm 1 lá (1 đinh mới nhú và 1 lá non ngay kề bên dưới).
Hoặc tên như ý nghĩa do bà con Tân Cương đặt thủa sơ khai, cũng có thể giải thích như sau:
"Nõn" là nõn trà hay còn gọi là mầm non trên cùng của búp trà
"Tôm" là trà sản xuất xong thì cong lại như con tôm
Từ việc lựa chọn vườn trà, chất đất mà chỉ vùng Tân Cương mới có, quy cách chăm bón và dưới bàn tay của những nghệ nhân HTX, bởi vậy mà có tên “Trà nõn tôm thượng hạng”
Dòng trà Nõn Tôm thương hiệu Thuận Trà Tân Cương là một trong những loại trà ngon và được quý khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, số lượng tiêu thụ nhiều nhất trong những năm gần đây. Sản phẩm được HTX Tâm Trà Thái tuyển chọn từ những vườn chè tươi, thu hái theo quy chuẩn 1 đinh, 1 nõn non xanh mướt, qua những bàn tay của những người nghệ nhân vùng Tân Cương – Thái Nguyên. Trà được trồng ở vùng đất phì nhiêu màu mỡ chăm bón theo tiêu chuẩn đặc biệt: Sử dụng phân hữu cơ chuyên biệt cho chè do bộ nông nghiệp cấp, kết hợp bã đậu tương. Sử dụng nguồn nước cung cấp lấy từ Hồ Núi Cốc. Đây là hồ nước ngọt gắn liền với chuyện tình huyền thoại nàng Công và chàng Cốc. Để làm ra những cánh trà nõn tôm ngon, nghệ nhân phải hái vào lúc trời đẹp, ánh nắng vừa phải, hái theo đúng tiêu chuẩn, bởi vậy mới cho ra được sản phẩm chè nõn tôm trứ danh. Chè nõn hảo hạng Thuận Trà Tân Cương vinh dự được đón nhận OCOP 4 sao và là sự lựa chọn ưu tiên cho các hội nghị sự kiện.
7.4. Nhất đinh trà
Nhất Đinh Trà là loại trà thuộc phân khúc cao cấp nhất vùng đất Trà Tân Cương Thái Nguyên. Từ xa xưa đã được những nhà quyền quý làm quà biếu, quà tặng những dịp đặc biệt. Sản phẩm Trà Đinh Ngọc được các nghệ nhân kinh nghiệm nhất tuyển chọn những đinh trà non mới nhú để làm trà, Trà có ngoại hình nhỏ xíu, li ti như những cái đinh nhỏ, rất thơm, khi pha ra thì càng thơm, mùi thơm ngọt cốm non, đặc trưng của Trà Tân Cương Thái Nguyên, nước trà khi pha xanh và sánh trong đẹp, tiền vị chát của trà nhẹ dễ chịu, hậu vị ngọt sâu, lưu lại trong khoang miệng và cổ họng rất lâu, cảm giác đê mê khó tả.
Không những quá trình trồng và hái phải thật tỉ mỉ, khéo léo mà quá trình chế biến trà đinh cũng vô cùng kỳ công và cẩn thận. Phải những nghệ nhân sao trà đầy kinh nghiệm, tay nghề cao mới làm ra được những mẻ chè Đinh Thái Nguyên ngon và chất lượng. Trà đinh chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa thiên nhiên và bàn tay con người. Những búp trà sau khi thu hái sẽ được chứa trong sọt tre đan, mang về trải mỏng, để khoảng 2 tiếng rồi đem sao. Có thể nói rằng, trà đinh chính là tinh túy, đệ nhất vùng chè và là sản phẩm được tạo ra bởi tài năng, tâm huyết của nghệ nhân xứ trà.
Đặc trưng của Nhất Phẩm đinh trà:
Cũng từ những cây chè, người ta sẽ ngắt phần búp giống chiếc đinh. Hình dáng của chúng có phần nhỏ hơn những loại chè thông thường.
Trà có ngoại hình nhỏ xíu, li ti như những cái đinh xoắn nhỏ, khác hẳn với những búp chè khô vẫn thường thấy, rất thơm, khi pha ra thì càng thơm, mùi thơm ngọt cốm non, đặc trưng của Trà Tân Cương Thái Nguyên.
Nước trà khi pha xanh và sánh trong đẹp (màu vàng sánh tựa màu cốm non), tiền vị chát của trà nhẹ dễ chịu thanh thanh của hoa đất Thái Nguyên, hậu vị ngọt sâu mà thanh, lưu lại trong khoang miệng và cổ họng rất lâu, cảm giác đê mê khó tả.
7.5. Các loại trà Thái Nguyên: Phân loại theo giống trà
Trà Bát Tiên: Trà Bát Tiên có các lông mao trắng gần giống với trà Shan Tuyết nhưng có nước xanh trong, hương bưởi thơm tự nhiên, đậm đà. Khi uống vào cảm giác vị trà mát ở miệng và thấm dần vào người rất sảng khoái.
Trà Long Vân: hương thơm đậm, ngọt, nước trà màu vàng nhạt ánh xanh, vị ngọt bùi giống như hạt dẻ hoặc lá cải phơi khô, dư vị ngọt bền
Trà Kim Tuyên: trà có vị đậm đà nhưng dịu hơn so với những loại trà cành khác, màu nước xanh vàng và có hương thơm đặc trưng của riêng của loại trà này.
Trà Keo Am Tích: hương thơm ngát, mới đầu nhiều người sẽ nghĩ đây là chè có tẩm ướp hương. Nhưng không phải bởi hương của chè không giống với bất cứ một loại hương nào để ướp.
Trà Trung du: Trà xanh Thái Nguyên từ thủa sơ khai là trồng bằng hạt, rất phù hợp với thổ địa nên dù là được lấy giống về nhưng lại tạo ra vị trà khác hẳn với gốc gác: Nước ong vàng, vị chát, ngọt hậu rất sâu, hương vị thoang thoảng chứ không sâu. Điểm yếu là trà cho ra sản lượng không nhiều nên dần bị thay bởi dòng trà lai
Trà Lai (Lai F1, Lai 777, Lai giống hạt…): Các dòng trà lai là do nhà nước cải tiến và nhân giống dựa trên thế mạnh lai tạo từ nhiều giống trà ngon trong và ngoài nước. Loại trừ các điểm yếu của các dòng trà đi trước; các giống trà lai thường cho ra sản lượng tốt, búp trà đẹp, hương thơm cốm non, nước trà xanh ánh kim, vị trà chát nhẹ và hậu ngọt… Tuy nhiên tuổi thọ không quá lâu là điểm yếu của các dòng trà lài này.
8. Những điều cần lưu ý khi sử dụng trà xanh
Không uống trà qua đêm: Trong trà có nhiều chất cực tốt cho sức khỏe; tuy nhiên trà cũng có khả năng bị oxi hóa rất cao. Trà để qua đêm sẽ làm giảm hoặc mất hương vị và những chất dinh dưỡng vốn có.
Không uống trà ngay sau bữa ăn: Tinh chất trong trà sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Chúng ta nên sử dụng sau đó chừng 45p - 60p.
Không uống trà khi đói: Cafein trong trà giúp bạn tăng năng lượng, nhưng cũng giống như cà phê; Nếu sử dụng khi đói sẽ khiến chúng ta có cảm giác "say trà": Nôn nao, khó chịu, chóng mặt, hoa mắt…
Không dùng trà với thuốc: Thành phần hóa học trong thuốc gây xung đột với các chất có trong trà xanh làm giảm tác dụng của 2 bên. Nếu uống thuốc bạn chỉ nên dùng với nước lọc.
Không pha đường vào trà, tránh pha mật ong khi trà nóng: Pha đường sẽ giảm thành phần dinh dưỡng của trà. Bạn có thể dùng mật ong; Tuy nhiên tránh pha mật ong với trà quá nóng.
Phụ nữ có thai uống trà xanh cần lưu ý: Tránh uống quá nhiều, tránh uống vào 3 tháng đầu thai kỳ, chỉ nên uống 1 số dòng trà có lợi cho bà bầu, xem cụ thể tại đây.
Đặc biệt, Không sử dụng trà xanh không rõ nguồn gốc: Hiện tượng sử dụng bao bì nhãn hiệu trà xanh Thái Nguyên quá phổ biến; đặc biệt với các thành phần không chân chính. Các sản phẩm trà sử dụng có thể chứa hóa chất cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Để tìm hiểu, được tư vấn đúng và đầy đủ các dòng sản phẩm trà xanh Tân Cương Thái Nguyên; Quý trà vui lòng liên hệ hoặc thêm zalo 0828.229.666 để được tư vấn tận tâm.
Hi vọng với những kiến thức về trà xanh Thuận Trà trải nghiệm, tổng hợp và chia sẻ sẽ hữu ích cho quý vị. Quý trà nào có kiến giải mới hay trao đổi thêm, vui lòng liên hệ các kênh thông tin sau đây. Chúng tôi rất vui lòng được lắng nghe và đàm luận. Xin cảm ơn.
Kênh FB: https://www.facebook.com/thuantratancuong.offical/
Zalo: 0855.318.678 - 0828.229.666
Website: https://thuantratancuong.com/
Địa chỉ: Hồng Thái 2, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.
Viết bình luận