1. Trà Ô Long là gì?
1.1. Khái niệm
Từ Wulong có nghĩa là rồng đen. Bính âm thích hợp là wūlóng, nhưng oolong đã trở thành cách đánh vần phổ biến nhất ở phương Tây, ở Việt Nam gọi là trà Ô Long.
Điều khác biệt trong quá trình chế biến trà Ô Long là bước bầm tím. Lá bị lắc, cuộn nhẹ cho đến khi các cạnh bị bầm. Vết bầm này bắt đầu quá trình oxy hóa. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi chúng đạt đến mức oxy hóa nhất định. Các lá trà sau đó được sấy diệt men để ngăn chặn quá trình oxy hóa và được định hình, sau đó là sấy khô.
1.2. Nguồn gốc trà Ô Long
Trà Ô Long bắt nguồn từ Phúc Kiến - Trung Quốc, du nhập sang Đài Loan và phát triển mạnh mẽ tại đây trước khi được đưa về Việt Nam, trồng ở vùng đất Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Giống trà này được trồng ở Việt Nam hầu như là giống Ô Long Cao Sơn của Đài Loan, giống trà núi cao lá nhỏ, sản lượng tập trung ở các giống thuần chủng, Tứ Quý, Kim Tuyên, Thúy Ngọc.
2. Các giống trà Ô Long nổi tiếng
2.1. Trà Ô Long Kim Tuyên
Cũng giống với trà Tứ Quý, Trà Ô Long Kim Tuyên cũng xuất thân từ Đài Loan và được du nhập vào Việt Nam bởi các thương nhân Đài Loan từ thế kỷ trước.
Trà Ô Long Kim Tuyên thích hợp cho cả nam và nữ hoặc người mới uống trà, người không thích uống đắng, người thích trà đạo, các công ty/tổ chức dùng để tiếp khách.
2.2. Trà Ô Long Tứ Quý
Trà Ô Long Tứ Quý còn có tên gọi khác là Ô Long Bốn Mùa. Đây là loại trà cổ điển xuất phát từ người Đài Loan gốc và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước từ các thương nhân. Chúng được trồng ở các vùng đồi núi cao có khí hậu mát mẻ.
Trà Ô Long Tứ Quý vị chát đậm đà, hương thơm Hoa Mộc Lan dễ chịu và thư giãn cho người sử dụng. Thích hợp để thưởng thức, làm trà biếu cho gia đình, bạn bè và đối tác.
2.3. Trà Ô Long Thúy Ngọc
Trà Ô Long Thúy Ngọc có nguồn gốc từ Đài Loan và được du nhập vào Việt Nam những năm 90 của thế kỷ trước từ các nhà thương nhân người Đài Loan. Loại trà này khi pha thường có nước màu vàng xanh, có hương thơm của cỏ cây hoang dã thoang thoảng nhưng không đậm. Khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị chát nhẹ, ngọt hậu sau khi tưởng thức.
2.4. Trà Thiết Quan Âm
Mới đầu nhìn trà Ô Long Thiết Quan Âm sẽ rất giống với trà Ô Long. Tuy nhiên, trà Thiết Quan Âm lại được xếp vào nhóm trà xanh vì có độ Oxy hóa thấp từ 10 – 15% so với trà Oolong thường từ 30 – 35%. Vì vậy khi bạn uống loại trà này sẽ thấy hương vị giống trà xanh hơn trà Ô Long.
3. Công dụng của Trà Ô Long: Thảo dược quý cho sức khỏe của bạn
Trà ô long chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chống oxy hóa rất tốt. Một tách trà ô long đã chứa khoảng:
Kali: 1% nhu cầu hàng ngày
Natri: 1% nhu cầu hàng ngày
Magie: 1% nhu cầu hàng ngày
Niacin: 1% nhu cầu hàng ngày
Mangan: 26% nhu cầu hàng ngày
Fluoride: 5 – 24% nhu cầu hàng ngày
Caffeine: 36 mg
3.1. Tốt cho tim mạch
Bổ sung thường xuyên chất chống oxy hóa từ trà cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng uống trà thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp và cholesterol cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
3.2. Ngăn ngừa tiểu đường
Các chất chống oxy hóa polyphenol trong trà giúp làm giảm lượng đường huyết, đồng thời giúp tăng độ nhạy insulin.
Uống trà ô long thường xuyên giúp cải thiện đường huyết rõ rệt và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
3.3. Giảm căng thẳng
Uống trà ô long sẽ giúp trấn an tinh thần, điều hòa khí huyết. Nghiên cứu cho thấy trong lá trà ô long có chứa loại amino axit có khả năng ức chế các thụ thể glutamate, loại bỏ nguyên nhân gây căng thẳng đầu óc.
3.4. Hỗ trợ ngăn ngừa 1 số bệnh ung thư
Chất chống oxy hóa có trong trà đen, trà xanh và trà ô long có thể giúp ngăn ngừa đột biến xuất hiện trong tế bào, nguyên nhân gây ung thư. Chất polyphenol trong trà cũng có thể làm giảm tốc độ phân chia của tế bào ung thư.
3.5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trà ô long làm giảm viêm trong đường tiêu hóa, đặc biệt rất có lợi nếu bạn gặp phải vấn đề như trào ngược axit dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Hơn nữa, loại trà này còn có thể ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn có hại cho đường ruột.
3.6. Làm dịu viêm da dị ứng
Các polyphenol trong trà giúp giảm các triệu chứng viêm da dị ứng. Uống trà ô long kết hợp với trị liệu thông thường có thể giúp các bệnh nhân bị viêm da dị ứng nặng đỡ hơn trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà tác dụng có thể khác nhau.
3.7. Giúp cho răng và xương phát triển
Các chất chống oxy hóa trong trà ô long có thể giúp cho răng và xương chắc khỏe. Những người uống trà đen, trà xanh hoặc trà ô long trong khoảng thời gian 10 năm có mật độ xương cao hơn 2% so với những người khác.
3.8. Hỗ trợ giảm cân
Hợp chất polyphenol trong trà có thể tăng cường trao đổi chất và giảm lượng chất béo hấp thụ qua chế độ ăn uống của bạn. Những chất chống oxy hóa polyphenol này cũng sẽ kích hoạt các enzyme giúp bạn sử dụng chất béo dự trữ trong cơ thể.
4. 8 bước trong quy trình sản xuất trà Ô Long
4.1. Phơi khô
Lá trà vừa mới hái sẽ được làm dập nhẹ. Đây là bước quan trọng trước khi bắt đầu quá trình oxy hóa và mang lại cho lá trà ô long hương vị thơm ngon cuối cùng. Những chiếc lá sau đó được phơi dưới ánh nắng mặt trời đến lúc khô héo và mất đi một phần độ ẩm trong lá trà. Công đoạn phơi khô sẽ làm mềm lá trà, giúp lá trà không bị dập nát trong quá trình quay trà.
4.2. Làm mát
Lá trà cần thời gian để hạ nhiệt sau khi phơi khô. Khi lá đã nguội hoàn toàn, chúng sẽ bắt đầu héo và xẹp xuống.
4.3. Quay nhẹ
Quy trình quay giúp trà có được hình dáng và hương vị đặc trưng. Khi quay những chiếc lá trà đã phơi khô, các thành tế bào của lá sẽ bị phá vỡ, giải phóng các enzyme và tinh dầu làm thay đổi hương vị của lá.
4.4. Ô xi hóa
Đây là quá trình quyết định đến hương vị và màu sắc của trà thành phẩm. Mức độ oxy hóa của các loại trà rất khác nhau, do đó màu sắc và hương vị cũng rất khác nhau tùy nhà sản xuất trà.
4.5. Xào trà
Sau khi lá trà được oxy hóa, nhiệt độ nóng sẽ chặn quá trình oxy hóa lại và bắt đầu làm khô lá.
4.6. Quay lại
Điểm đặc trưng của trà ô long đó là hình dạng. Lần quay trà lại này sẽ quyết định đến hình dạng và hương vị cuối cùng của trà.
4.7. Sấy khô
Quá trình sấy khô này rất quan trọng bởi trà được sấy khô hoàn toàn mới có thể bảo quản được lâu.
4.8. Thành phẩm
Trà thành phẩm sẽ được phân loại bằng tay và hút chân không, sau đó đem đóng gói thành trà thành phẩm. Trà ô long cuối cùng thường có màu xanh đen, vo thành viên kích thước khoảng 5 – 8mm.
5. Giới thiệu một số cách pha trà Ô Long
5.1. 5 bước pha trà Ô Long của giới sành trà
Pha trà chính là nghệ thuật cần sự khéo léo và bằng cả cái tâm của người trà nương trà nô. Thuận Trà sẽ giới thiệu các bước để pha ấm trà ô long thơm ngon đúng kiểu:
Bước 1: Chuẩn bị nước đủ dùng và bộ đồ trà của bạn thật khô ráo. Tay người pha trà cũng phải gọn gàng sạch sẽ.
Lấy lượng trà đủ dùng ra chén và mời khách của bạn cùng ngửi mùi thơm của lá trà khô.
Bước 2: Làm nóng ấm trà bằng cách cho nước sôi vào ấm. Thời gian làm nóng ấm khoảng 20 giây sau đó đổ bỏ nước đi.
Bước 3: Đặt trà vào ấm và rót nước sôi để tráng trà, xoay ấm rồi đổ nước tráng này vào tống.
Bước 4: Hãm trà: châm nước sôi đầy ấm và đậy nắp lại. Tiếp tục rót thêm ít nước sôi lên ấm và hãm trà trong vòng khoảng 20 - 30 giây cho lần pha đầu tiên.
Bước 5: Rót trà ra tống trà, rồi từ tống chia nước trà ra nhiều chén uống trà.
5.2. Giới thiệu 1 số công thức pha trà Ô Long
5.2.1. Pha trà Ô Long Chanh
Nguyên liệu:
Trà ô long
Nước cốt chanh
240ml nước nóng
Cách thực hiện:
Đun nước nóng và đổ ra tách.
Cho trà vào và chờ trong khoảng 5 – 7 phút để trà ra nước.
Cho nước cốt chanh vào và khuấy đều trước khi uống.
5.2.2. Pha trà Ô Long kết hợp trà xanh
Nguyên liệu:
Trà ô long
Trà xanh
240ml nước nóng
Cách thực hiện
Đun nóng nước và tắt bếp khi nước vừa sôi.
Đổ nước ra tách rồi cho trà xanh và trà ô long vào, ngâm trong khoảng 5 phút cho ra nước.
Thưởng thức trà nóng ngay sau khi vừa pha xong.
5.2.3. Công thức pha trà sữa Ô Long
Nguyên liệu:
5g trà ô long
20g bột kem sữa
150ml nước nóng
20g đường
Đá viên
Cách thực hiện
Đun nước sôi sau đó đổ vào tách đựng trà ô long và ngâm trong 10 phút. Bạn lọc lấy bã trà, chỉ lấy phần nước.
Hòa tan bột kem sữa và đường vào trà khi nước trà vẫn còn ấm.
Dùng muỗng khuấy thật đều lên hoặc có thể cho vào bình lắc.
Thêm trân châu hoặc thạch trái cây vào thưởng thức cũng rất thơm ngon và hấp dẫn.
5.2.4. Pha trà Matcha Ô Long
Nguyên liệu:
1 muỗng cà phê bột matcha ô long
240ml nước nóng
Cách thực hiện
Đun nóng nước sôi để pha trà.
Cho bột matcha ô long vào tách và khuấy đều.
Uống trà nóng hoặc cho thêm đá vào và thưởng thức.
5.2.5. Pha trà Ô Long và quế
Nguyên liệu:
1 gói trà ô long túi lọc
1 đoạn quế khoảng 5 cm
240ml nước nóng
Cách thực hiện
Ngâm quế trong nước lạnh và để qua đêm.
Sáng hôm sau, đun sôi nước đã ngâm quế.
Chờ đến khi lượng nước ban đầu giảm xuống còn một nửa.
Tắt lửa rồi cho gói trà ô long vào và ngâm trong khoảng 2 – 3 phút.
Trước khi uống trà, có thể lấy cây quế và túi trà ra rồi thưởng thức.
5.2.6. Pha trà Ô Long túi lọc
Nguyên liệu:
1 gói trà túi lọc ô long
240ml nước nóng
Cách thực hiện
Đun nóng nước sôi.
Đổ vào tách trà rồi cho túi trà ô long vào và ngâm trong khoảng 5 – 7 phút.
Lấy túi trà ra và thưởng thức trà nóng.
6. Bảo quản, lưu ý khi sử dụng trà Ô Long
6.1. Bí quyết bảo quản trà Ô Long
Trà Ô Long rất nhạy cảm với không khí và dễ bị mất mùi, mất vị khi bảo quản không tốt. Vậy nên việc bảo quản trà trở nên quan trọng để giữ được nguyên phẩm chất của trà.
Nếu trà mua về nhưng chưa dùng ngay, hãy để nguyên bao bì. Sau đó, có thể bảo quản nó ở ngăn đông tủ lạnh. Nhiệt độ trong ngăn đông sẽ giúp cho trà giữ nguyên được hương vị vốn có.
Nếu đã mở ra và đang dùng, hãy dùng trong vòng 15 ngày. Sau mỗi lần dùng, hãy đậy kín để tránh ánh sáng và không khí tràn vào.
Cần lưu ý:
Hãy tránh xa hơi nước trong không khí, nó làm giảm đáng kể tuổi thọ của trà và phát sinh nấm mốc.
Nên tránh thật xa những mùi mạnh, nghĩa là tủ bếp, tủ đồ ăn, tủ gia vị… hoàn toàn không phù hợp.
Hãy đựng trong hộp/túi kín, không xuyên sáng. Nếu đựng trà trong hũ thủy tinh thì nên chọn hũ sẫm màu, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và chỉ nên để trong thời gian ngắn.
6.2. Nên uống trà Ô Long khi nào?
Nên uống trà ô long vào buổi sáng khi thức dậy để cho tinh thần sảng khoái, làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao đi một phần năng lượng đáng kể, uống trà xanh sẽ giúp bổ sung lượng nước, giúp đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài.
Không nên uống trà ngay sau khi ăn xong bởi vì nước trà sẽ làm loãng dịch vị ở dạ dày và gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau khi ăn xong khoảng 1 tiếng thì uống trà sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.
7. Mua trà Ô Long ở đâu?
7.1. Trà Ô Long giá bao nhiêu?
Tên Sản Phẩm | Quy Cách | Giá Bán (VNĐ) |
Trà Ô Long Thúy Ngọc | 100gr | 55 000 |
Trà Ô Long Cao Cấp | 200gr | 150 000 |
Trà Ô Long Sâm | 200gr | 170 000 |
Trà Ô Long Sữa | 200gr | 170 000 |
Trà Ô Long Thượng Hạng SK1 | 100gr | 55 000 |
7.2. Nên tìm mua trà Ô Long chính hãng ở đâu?
Để mua trà Ô Long ngon đúng mẫu mã, chất lượng thì khách hàng nên lựa chọn những cơ sở bán hàng có thương hiệu uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm về trà.
Bạn nên tìm hiểu thông tin sản phẩm kỹ càng, tránh những sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.
Viết bình luận