Cẩm Nang Trà

Những ai không nên dùng trà xanh? 10 điều lưu ý khi sử dụng trà xanh

Những ai không nên dùng trà xanh? 10 điều lưu ý khi sử dụng trà xanh

Trà xanh là sản phẩm phổ biến và có nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe; điều này đã được các nhà khoa học kiểm chứng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết phương pháp sử dụng đúng cách. Hãy cùng Thuận Trà Tân Cương - HTX Tâm Trà Thái tìm hiểu xem khi nào không sử dụng trà xanh? và những lưu ý cần thiết để chúng ta có những tách trà xanh vừa sử dụng khoa học, vừa góp phần cải thiện cho sức khỏe do những lợi ích từ trà mang lại nhé

1. Không uống trà xanh khi đang đói bụng


Thường khi sử dụng trà hay cà phê (có chứa caffein) có khả năng tăng năng lượng cho bạn; Tuy nhiên khi đói, việc sử dụng nhiều trà xanh sẽ làm tăng lượng Axit trong dạ dày dẫn đến các phản ứng như: buồn nôn, chóng mặt, khó chịu
Với những người bị thiếu máu, việc sử dụng trà lúc đói có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt từ các loại thực phẩm.

2. Lưu ý khi sử dụng trà quá nóng


Tránh uống trà quá nóng: Nhiệt độ cao không chỉ khiến trà bị chín quá (bị nồng giống như khi ta luộc rau đậy vung để lâu); khiến cho giảm chất lượng, hương vị trà bị ảnh hưởng mà không tốt cho họng và dạ dày. Với đa số loại trà xanh, chúng ta chỉ nên pha trà ở 85 độ và thưởng thức trà ấm


Khi trà nóng, không pha mật ong vào trà: Nhiệt độ nước quá cao sẽ làm giảm đáng kể lượng chất dinh dưỡng trong mật ong. Hãy sử dụng mật ong hoặc chanh khi trà ấm. 

3. Không dùng chung với các loại thuốc

 

Trà xanh có năng lực kích thích các hoóc môn và kháng sinh. Bởi vậy chúng sẽ có những phản ứng hóa học khi kết hợp với thuốc khiến cho cơ thể khó hấp thu; từ đó làm cho tác dụng của thuốc không lớn. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng gan vì xử lý chất tồn đọng.


Lời khuyên: Khi sử dụng thuốc, tốt nhất chỉ dùng chung với nước khoáng.

4.Hạn chế sử dụng trà xanh có hương liệu nhân tạo

 

Trà xanh có khả năng hút mùi rất cao nên việc sử dụng hương liệu kết hợp với trà cũng trở nên phổ biến. Chúng ta biết các sản phẩm trà kết hợp hương liệu tự nhiên như: Trà hoa nhài, trà hương bưởi, trà hoa cúc, trà hương sen…


Tuy nhiên để tiết kiệm giá thành và đảm bảo cho trà lưu hương lâu. Các đơn vị SX sẽ cho thêm hương liệu nhân tạo. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất luợng nguyên bản của trà, đồng thời có thể gây hại cho sức khỏe nếu như hương liệu không được kiểm soát chất lượng, độ an toàn.


Lời khuyên: Nên sử dụng trà mộc hoặc có kết hợp hương tự nhiên từ những đơn vị uy tín; có giấy tờ, kiểm định từ các cơ quan có thẩm quyền.

5.Không dùng trà xanh ngay sau khi ăn


Trong trà xanh có chứa các hợp chất Tanin (chất tạo nên vị đắng - chát thường thấy ở trà). Chúng có khả năng gây phản ứng với các chất protein, khoáng chất và một số vitamin có trong thức ăn


Việc sử dụng trà quá đặc sau khi ăn trong 1 thời gian dài có thể khiến giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Ngoài ra có thể khiến cơ thể đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể


Lời khuyên: Nên sử dụng trà vào khoảng giữa các bữa ăn, hoặc sử dụng sau 1 tiếng, hoặc sử dụng trà không quá đặc

6.Hạn chế sử dụng trà xanh trước khi đi ngủ


Lượng Caffein và L-theanine trong trà xanh có tác dụng kích thích sự tỉnh táo. Bởi vậy khi sử dụng quá nhiều dẫn đến hiện tượng khó ngủ


Lời khuyên: Nên uống trà xanh trước khi ngủ 2-3 tiếng; chúng ta cũng nên uống trà loãng vào buổi tối.

7. Không uống trà xanh để qua đêm


Trà xanh dễ bị oxi hóa. Các chất vitamin B,C sẽ gần như không còn khi để trà qua đêm. Đồng thời việc sử dụng nước pha trà có chứa tạp chất sẽ dẫn tới những phản ứng hóa học nhất định; ảnh hưởng đến chất lượng của trà

Việc sử dụng trà xanh để qua đêm có thể dẫn đến khả năng rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng, khó chịu, buồn nôn


Lời khuyên: Hãy pha cho mình 1 ấm trà mới mỗi ngày nhé

8. Không nên dùng trà xanh "thay nước"


Trong trà có nhiều thành phần rất tốt cho cơ thể, thậm chí cải thiện đáng kể khả năng giảm cân với phụ nữ dẫn đến nhiều người có suy nghĩ "sử dụng trà thay nước lọc". Điều này thực sự không tốt vì lượng caffein quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến những tác động không tốt tới sức khỏe tim mạch như tim đập nhanh, loạn nhịp, thậm chí có 1 số hiện tượng hoa mắt, run tay chân…


Ngoài ra, nếu sử dụng trà xanh có nguồn gốc không đảm bảo sẽ có tỉ lệ cao dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng. Bởi vậy, hãy chọn cho mình đơn vị cung cấp sản phẩm trà uy tín quý vị nhé

9. Không sử dụng trà có dấu hiệu hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng


Theo một nghiên cứu từ Nhật Bản. Trà xanh nếu được bảo quản đủ tốt có thể lưu giữ chất lượng và hương vị từ 12 - 24 tháng. Tuy nhiên đó là trong môi trường lý tưởng. Ở Việt Nam các nhà sản xuất thường để trà có hạn sử dụng 1 năm.


Việc sử dụng trà không được bảo quản tốt sẽ khiến cho chất lượng trà bị giảm bớt, đồng thời có thể nguy hại cho sức khỏe.
Lời khuyên: Nên mua đủ dùng cho 3-6 tháng, bảo quản trà đúng phương pháp hoặc lựa chọn sản phẩm trà đóng hộp ấm để đảm bảo chất lượng tốt nhất

 

10.Những ai không nên dùng trà xanh?

 


Người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh: Trong trà có chứa Caffein tác động tới trí óc làm tăng sự tỉnh táo. 
Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp: Chất Caffein làm tăng sự kích thích, nhịp đập của tim
Trẻ em dưới 3 tuổi: dễ bị thiếu máu
Người bị loét dạ dày, táo bón: Chất Phenol làm co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Việc này tốt với người giảm cân nhưng không có lợi với những ai bị táo bón hay viêm loét dạ dày
Người bị loãng xương: Uống nhiều trà làm hạn chế sự hấp thụ canxi và tăng lượng chất khoáng này bài tiết ra ngoài nước tiểu; từ đó dẫn đến sự thiếu hụt canxi gây ra loãng xương.

Đang xem: Những ai không nên dùng trà xanh? 10 điều lưu ý khi sử dụng trà xanh

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng