Uống trà là thói quen được nhiều người ưa thích, ngoài ra uống trà còn mang lại một số lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh sau không nên uống trà để duy trì sức khỏe.
Lợi ích khi uống trà
Trà là thức uống giải khát phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước lọc). Trà được pha bằng cách ngâm lá, chồi hoặc cành của cây trà trong nước sôi trong vài phút đến vài giờ. Lá trà có thể được sấy khô, rang, phơi nắng hoặc trộn với các loại thảo mộc khác như hoa, gia vị hoặc trái cây khác trước khi pha vào nước sôi.
Trà có chứa caffeine, theophylline và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sự tập trung và giảm mệt mỏi. Trà chứa ít hoặc không chứa chất béo, carbohydrate hoặc protein và do đó không cung cấp năng lượng. Hương trà hơi đắng, hơi hăng.
Uống trà xanh mỗi ngày có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm nguy cơ ung thư da, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp giảm hấp thu chất béo,… Tuy nhiên, nếu không chú ý, bạn có thể mắc sai lầm, làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Uống trà có tốt không?
Uống trà xanh tươi có tốt hay không?
Uống trà xanh tươi có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố hiệu quả; cũng như điều hòa huyết áp, có lợi cho hệ tim mạch; ngăn ngừa ung thư; giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng não bộ. Bên cạnh đó, trà xanh còn có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân,…
Uống trà khô có tốt không?
Trà khô chứa nhiều hợp chất quan trọng có tác dụng giảm mỡ thừa tích tụ trong máu và giảm cholesterol. Ngoài ra, trà khô còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn và tăng tính đàn hồi của cơ tim. Vì vậy, uống trà khô điều độ cũng là một cách tăng cường sức khỏe tim mạch.
Phụ nữ uống trà có tốt không?
Trà được biết đến với nhiều lợi ích cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ, chẳng hạn như: trị mụn, chống lão hóa, hỗ trợ giảm cân, giúp eo thon gọn,v.v. Tuy nhiên, nếu chị em uống trà không đúng thời điểm có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
Một số thời điểm phụ nữ không nên uống trà:
Trong kỳ kinh nguyệt
Trong thời kỳ mang thai
Trong giai đoạn cho con bú
Trong thời kỳ mãn kinh
Dùng trà hàng ngày có tốt không?
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của trà. Nhưng trên thực tế, uống quá nhiều trà mỗi ngày (hơn 3-4 cốc, tương đương 710-950ml) không tốt. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tổng thể.
Những ai không nên uống trà?
Người già
Người già uống trà sẽ bị mất ngủ do trong trà có chất caffeine. Trà cũng không thích hợp cho trẻ nhỏ, bởi axit trong trà sẽ phản ứng và kết tủa một số chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó cản trở quá trình hấp thụ và chuyển hóa của hệ tiêu hóa.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, chất cafein trong trà sẽ làm nhịp tim tăng nhanh, tăng áp lực lên thận và tim, kích thích tiểu tiện, gây nhiễm độc thai nghén, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ nếu uống nhiều trà sẽ dễ tỉnh giấc, mất ngủ, thể chất suy giảm, đẻ khó, mệt mỏi.
Những người mắc bệnh mãn tính
Trà chứa nhiều caffein có thể gây hưng phấn, tăng nhịp tim, khiến bệnh tim nặng hơn.
Caffeine và axit tannic trong trà tham gia vào quá trình chuyển hóa của gan và gây tổn thương chức năng gan.
Trà cũng có thể làm tăng kích thước và số lượng sỏi thận trong đường tiết niệu, khiến chúng không thể đào thải ra ngoài.
Uống nhiều trà sẽ kích thích axit dịch vị tiết ra quá nhiều làm nặng thêm tình trạng bệnh nhân viêm loét dạ dày.
Lưu ý để sử dụng trà xanh một cách an toàn
Mặc dù uống trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có một số điều cần lưu ý:
- Không uống khi bụng đói: Uống trà xanh khi bụng đói có thể khiến gây trào ngược axit, dạ dày cồn cào,…
- Không uống trà trước hoặc sau bữa ăn: Uống trà trước bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị, uống trà sau khi ăn sẽ làm protein trong thức ăn cứng lại, ức chế hấp thu sắt.
- Không uống trà lạnh: Trà xanh lạnh có xu hướng làm mất chất dinh dưỡng bao gồm cả vitamin và gây ra sự trì trệ khí trong cơ thể.
- Tránh thêm đường vào trà xanh: Cho đường vào trà sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong trà. Thay vào đó, hãy sử dụng mật ong nếu bạn muốn uống ngọt.
- Không uống trà quá đặc: Trà quá đặc chứa nhiều caffein sẽ khiến cơ thể hưng phấn quá mức dễ gây ra các bệnh về huyết áp, tim mạch. Người bệnh tim mạch, thần kinh, gan, thận,... không uống trà đặc lúc bụng đói. Các bà mẹ đang cho con bú cũng nên tránh xa các loại trà đặc vì chúng có thể khiến mẹ ít sữa.
- Không uống trong kỳ kinh nguyệt: Trà xanh sẽ khiến phụ nữ mất nhiều máu hơn trong kỳ kinh nguyệt và dễ bị táo bón.
- Không uống trà trước khi đi ngủ: chất cafein trong trà có thể kích thích thần kinh khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.
- Tránh uống trà quá lâu hoặc để qua đêm: Trà để quá lâu hoặc qua đêm rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn và mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Không uống thuốc với trà xanh: Trà xanh dễ tương tác thuốc khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng, có hại cho sức khỏe.
Hướng dẫn uống trà xanh đúng cách để có lợi cho sức khỏe nhất
Uống trà xanh đúng cách không những mang lại nhiều lợi ích cho bạn, mà còn ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy uống trà xanh như thế nào hay uống trà xanh đúng cách?
Thời điểm thích hợp để uống trà là sau khi ăn ít nhất 1-2 giờ vào buổi sáng. Hoặc đầu giờ chiều 1-2 giờ sau khi ăn trưa. Uống trà vào thời điểm này có thể giúp đầu óc minh mẫn, giảm hấp thu chất béo trong thức ăn.
Chỉ nên uống 3-4 tách trà (ly 250ml) mỗi ngày là đủ.
Uống trà đúng cách có rất nhiều tác dụng cho sắc đẹp và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống trà quá nhiều trà là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau do các chất trong trà bị tích tụ, cơ thể thiếu sức đề kháng. Chính vì vậy, bạn nên uống trà một cách hợp lý, không nên lạm dụng quá đà.
Viết bình luận