1. Trà búp là gì?
1.1: Khái niệm
Trà búp (hay chè búp) thực ra là thuật ngữ dùng để chỉ ngọn chè tươi được thu hái theo quy chuẩn 1 tôm 2 - 3 lá non. Bởi vì sau khi thu hái chúng ta nhìn ngoại hình giống như "búp tay xòe" nên dần dần dân gian gọi đó là chè búp
Bởi được gọi chung cho các loại chè tươi nên bất cứ nơi đâu mà trà được thu hái như vậy đều gọi là chè búp. Bởi cây chè ở Thái Nguyên nổi tiếng về độ ngon nên dần dần bà con gọi "chè búp Thái Nguyên" 1 cách giản lược đi. Bởi vậy nhiều khi chúng ta ngầm hiểu khi nói đến chè búp và "chè búp Thái Nguyên" đều là một.
Trà Búp Thái Nguyên phù hợp với những người có gu trà đậm đà, thích trà có vị chát mà phải có hậu ngọt khi thưởng thức.
1.2. Chứng nhân lịch sử
Những năm thuộc Pháp, phong trào thu hái chè búp phát triển. So với trước đó người Việt dân gian hay uống "chè xanh" (Hiểu như hãm chè xanh tươi vào tích, ấm để sử dụng) là phổ biến; còn thành phẩm trà búp (chè búp được rang khô) thì trước đó chủ yếu cho giới văn sĩ, quý tộc sử dụng.
Đỉnh cao phát triển của trà búp là khi được xuất khẩu số lượng lớn cho thương nhân nhiều nước và bản thân Pháp đưa theo số lượng lớn về nước. Với hương trà thoang thoảng thơm, cánh trà xanh đen, nước trà vàng cánh mật và vị chát đậm kèm ngọt hậu sâu đã góp phần đưa Trà Búp ra khỏi biên giới đất nước.
Khoảng năm 1935 khi "Ông Đội Năm" đưa "chè Móc Câu, Cánh Hạc" tham gia đấu xảo và giành giải nhất tại Hà Nội; Khi đó quy chuẩn trà móc câu mới dần được hình thành
2. Trà búp Thái Nguyên
Vì sao trà Thái Nguyên ngon như vậy? Thái Nguyên là địa danh phù hợp với cây trà phát triển với những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axit hoặc phù sa cổ, đá cát; có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0 – điều kiện đất đai thổ nhưỡng là yếu tố quyết định đến vị mát dịu của chè Thái Nguyên. Khí hậu tại vùng này là vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển được cho là điều kiện lý tưởng để sản phẩm chè của vùng hoàn thiện.
Nhờ những lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu kết hợp với tích lũy nhiều đời kinh nghiệm gắn bó với cây chè. Những người góp phần làm vang danh trà Búp năm xưa đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại vào nuôi trồng, sản xuất. Giúp cho sản phẩm trà búp Thái Nguyên được ngon hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn mà giá thành phải chăng hơn.
►Xem thêm: Trà Thái Nguyên có mấy loại? Bảng giá chè Thái Nguyên ngon
3. Các dòng trà Búp tại Thuận Trà Tân Cương
Vì trà búp là sản phẩm truyền thống và rất phổ biến từ khi du nhập về tỉnh nên sẽ có rất nhiều cách phân biệt khác nhau. Nhiều bà con địa phương sẽ phân biệt theo giống chè cho dễ phân loại: Chè ta (chè trung du), chè Bát Tiên, chè Cành Lai, chè lai F1, Chè cành lai 777, chè Phúc Thọ, chè Sương Mai...
Tuy nhiên các giống chè qua nhiều năm được lai giống khá nhiều, và mỗi giống chè sẽ đặc thù cho từng địa phương trồng chè. Bởi vậy nên cách phân biệt như vậy cũng không còn chính xác mà đơn thuần theo thói quen. Một nghiên cứu sơ bộ cho rằng có cả thảy ~ 20 giống trà trên địa bàn tỉnh. Việc phân loại nhiều giống như vậy cũng làm cho khách hàng khó phân biệt.
Dựa theo quy chuẩn chăm bón thu hái và chế biến. Thuận Trà Tân Cương ra mắt 3 dòng sản phẩm trà búp:
3.1: Trà Bắc Thái Nguyên
Là sản phẩm trà gợi lại ký ức năm xưa được được bà con miền Trung, miền Nam sử dụng và ưu ái đặt tên cho trà búp Thái Nguyên. Với sắc nước ong vàng, cánh trà đen, rộng đều; vị chát đặc trưng và một chút hậu ngọt… Trà Bắc Thái Nguyên được Thuận Trà thu hái lựa chọn trên những vùng trà Thái Nguyên, quá trình chăm sóc và chế biến đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn. Các sản phẩm được bán online và các đại lý ủy quyền trên toàn quốc
3.2: Trà xanh truyền thống
Là các sản phẩm được thu hái tại các vùng trà ngon thuộc địa bàn tỉnh. Các vườn trà được nghệ nhân HTX Tâm Trà Thái chăm sóc, thu hái đạt chuẩn 1 tôm 2-3 lá. Lưu giữ hương vị đậm đà, chát dịu ngọt hậu truyền thống của trà Thái Nguyên.
Những năm đầu tiên (Khoảng 1915 - 1920) khi mọi người mới biết đến trà Thái Nguyên; bà con chỉ biết tới "Trà xanh truyền thống" và "trà đặc sản". Trong đó trà xanh truyền thống luôn được biết đến rộng rãi và tiêu thụ nhiều nhất bởi ngoài ưu thế về giá thành; tuy nhiên vẫn lưu giữ khá đầy đủ hương - sắc - vị trà Thái Nguyên.
Giờ đây, trà xanh truyền thống vẫn là 1 trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất, bởi hương thơm nhẹ nhưng lan tỏa, sắc nước vàng cánh mật, vị tiền chát hậu ngọt nhưng vẫn giữ giá thành hợp lý so với chất lượng và các dòng trà khác.
3.3: Trà Tân Cương đặc sản
Khí hậu, thổ nhưỡng vùng Tân Cương được thiên nhiên ưu ái đặc biệt. Các sản phẩm chè ở Tân Cương, do người Tân Cương trồng và thu hái và chế biến xong. Quý trà thưởng thức sẽ luôn cảm nhận thấy 1 vị không lẫn vào đâu được. Nước xanh ánh vàng như mật ong rừng, vị chát không sâu mà chỉ dịu nhẹ, hương cốm non và đặc biệt ngoài cái ngọt hậu kéo dài đặc trưng ta còn cảm nhận được sự thanh mát nơi khoang miệng, vị ngậy đặc trưng chỉ trà Tân Cương mới có.
Trà Tân Cương đặc sản gắn liền với lịch sử và truyền thống của bà con làm trà xứ Tân Cương: Thu hái từ sáng sớm để đảm bảo chất lượng trà, các bước làm héo, diệt men, vò trà hay sấy trà cũng cần theo những quy định khá nghiêm ngặt. Nếu có duyên đặt chân tới Tân Cương, ghé thăm Thuận Trà và trải nghiệm từng công đoạn; quý vị mới thấy quý sức lao động và sự nguyên tắc của những nghệ nhân khi làm trà.
►Xem thêm: Trà Búp là gì? Các loại trà Búp và bảng giá trên thị trường trà 2024
4. Trà búp Thái Nguyên được chế biến như thế nào?
Trà búp tươi sau khi thu hái về sẽ được hong ra chỗ mát để trà thoát hơi nước, sau đó là các công đoạn: sấy tươi, vò chè, sấy khô, lên hương tự nhiên cho đến khi trà đạt độ thơm ngon thì thôi.
Hiện nay để sản xuất ra những mẻ trà (chè) búp nõn tân cương có 2 phương pháp: sản xuất thủ công (Các hộ gia đình) và sản xuất bằng máy móc quy mô công nghệ khép kín. Quy trình của 2 phương pháp này là như nhau nhưng thành phẩm sẽ có chút khác biệt về chất lượng bởi sản xuất trà bằng thủ công tuy khó và nhiều khi khó đảm bảo vệ sinh nhưng ở công đoạn cần có sự can thiệp bởi bàn tay của những người nghệ nhân lại cho ra loại chè búp thơm ngon hơn.
Tại Thuận Trà Tân Cương, công đoạn sản xuất trà búp sẽ được kết hợp thủ công bán công nghệ: Tức là các khâu làm héo (sấy tươi) vò chè hay hầu như các công đoạn yêu cầu độ chính xác cao và đảm bảo vệ sinh thì áp dụng máy móc; Còn với công đoạn yêu cầu cảm nhận thủ công của những nghệ nhân thì sẽ được đích thân phụ trách kỹ thuật chỉ đạo hoặc tự thực hiện
5: Quy trình 7 bước sản xuất tại Thuận Trà Tân Cương
Bước 1. Thu hái trà:
- Nguyên tắc thu hái: 1 tôm 2 lá (gồm 1 lá non đang còn cuộn và 2 hoặc 3 lá liền kề), 1 cá 2 chừa để cây trà vẫn đảm bảo được tái sinh và đạt yêu cầu chế biến.
- Tại Thuận Trà, công việc hái chè thường do phụ nữ làm. Trà búp xanh được hái bằng tay phụ nữ mới ngon bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn, kiên nhẫn và tránh những sai sót về quy chuẩn cũng như đảm bảo cây chè cho các lứa sau.
- Về thời gian thu hái: Trước đây, để có nguyên liệu trà ngon, trước tiên trà phải được hái từ sáng sớm tinh sương khi mà những búp trà tươi vẫn chưa bị ánh nắng hút đi những giọt sương còn đọng lại.
- Ngày nay việc ứng dụng lưới bạt che nắng vừa để giúp cho búp trà tránh những tia cực tím khi trời nắng gắt, đồng thời cũng giúp quá trình thu hái diễn ra thuận lợi và đảm bảo hơn
- Về dụng cụ đựng trà khi hái cũng phải đảm bảo sạch, không mùi, che ánh nắng trực tiếp vào búp trà non mới hái nhưng không bị kín quá và hạn chế hái trà vào mùa mưa vì nước mưa sẽ làm cho trà giảm chất lượng.
Bước 2: Làm héo
- Mục đích làm búp trà mềm và bay bớt hơi nước, cho đến khi cảm nhận lá chè hơi héo, lượng nước trong chè uớc tính còn khoảng 80%. có thể áp dụng nhiều cách: Thủ công hoặc công nghiệp đều được.
- Quá trình này thường diễn ra khoảng 4 - 6 tiếng. Lưu ý không để tiếp xúc ánh nắng trực tiếp sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong trà.
Bước 3: Diệt men: ( Sấy trà tươi hay còn gọi là "Ốp Chè"):
Ngày xưa thì đời cha chú chúng tôi dùng chảo gang, sau thì có "tôn quay thủ công", giờ thì ứng dụng máy công nghiệp.
- Khi những búp chè được "làm héo" thì sẽ được đưa lên máy quay công nghiệp. Sau khi được nghệ nhân làm nóng tôn tới nhiệt độ nhất định mới cho vào. Công đoạn tưởng chừng đơn giản này nhưng đối với người thiếu kinh nghiệm sẽ khiến chất lượng chè bị ảnh hưởng.
- Thời gian diệt men tùy thuộc vào mức độ chè trong tôn và sức chứa của tôn. Miễn sao cần đảm bảo từng búp chè cần được nóng đều, không gãy dập, không để quá nóng sẽ cháy mất phần cánh, hoặc nhiệt độ không đủ sẽ làm thời gian "diệt men" quá lâu khiến chè giảm độ thơm ngon về sau.
Bước 4: Vò chè
- Khi búp trà được diệt men và đạt được độ mềm dẻo nhất định, hệ thống máy sẽ đẩy ra các máy vò chè. Công đoạn này trước đây được các bậc tiền bối (hoặc một số hộ gia đình vẫn đang áp dụng) dùng phương pháp thủ công: Đưa chè đã diệt men ra nong nia rồi… vò bằng chân; điều này vừa cực, vừa làm búp chè không đẹp, đồng thời…không đảm bảo vệ sinh. Tuy rằng ở Thái Nguyên đa phần đã bỏ phương pháp này, tuy nhiên việc đưa trà từ máy ra máy vò và áp dụng các quy chuẩn vệ sinh sẽ giúp cho trà … nguyên vị hơn.
- Giai đoạn này một phần giúp tạo hình trà sơ bộ, công đoạn vò giúp cho từng búp trà xoắn lại và cuộn vào với nhau, tạo cho trà thành phẩm có nhiều hình thù khác nhau (dẹt, sợi móc câu, tròn viên…); tuy nhiên máy sẽ cuốn trà theo 1 chiều nhất định để không làm trà bị tơi và nát.
- Quá trình Oxy hoá: Đây là quá trình tự nhiên khi búp trà được hái, các enzym sẽ tác động với oxy, nó diễn ra trong quá trình làm héo, vò và ủ ngắn. Quá trình oxy hoá sẽ được tạm dừng khi được làm khô (sấy). Việc kiểm soát độ oxy hoá sẽ tạo ra các loại trà khác nhau (Bán lên men hoặc lên men toàn phần), quá trình này tạo ra các hương vị phong phú của trà thành phẩm.
Bước 5: Sấy trà
- Đây là công đoạn quyết định độ ngon của trà, khi trà được vò xong sẽ trải qua công đoạn ngắn làm tơi tránh trà bị vón cục (nếu có) và đảm bảo khâu sấy khô được hoàn hảo nhất. Công đoạn này đòi hỏi cao về kinh nghiệm của người nghệ nhân từ việc điều tiết nhiệt độ, thời gian hoàn thành các công đoạn nhỏ… Tại Thuận Trà, các bước này yêu cầu trực tiếp nghệ nhân có kinh nghiệm hoàn thành
- Trong công nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp CTC, chủ yếu để chế biến trà đen, trà túi lọc.
Bước 6: Lấy hương tự nhiên
- Công đoạn này hay bị người ngoài ngành hiểu lầm là "ướp hương". Thật ra với 1 số hộ gia đình sẽ sử dụng hóa chất hoặc hương liệu. Để biết chính xác trà có hóa chất hay không thì cần nghệ nhân lâu năm cảm nhận hoặc đơn giản nhất là mang mẫu trà đi thử nghiệm
- Tại Thuận Trà, công đoạn lấy hương bắt buộc phải do nghệ nhân "cứng" trực tiếp hoàn thành. Việc trực tiếp dùng tay để cảm nhận nhiệt độ và độ nóng của trà, việc tăng giảm nhiệt độ qua từng giai đoạn nhỏ, việc cảm nhận đúng lúc khi hương trà tự nhiên bắt đầu xuất hiện… Điều này đòi hỏi kinh nghiệm bậc cao; bởi nếu chưa đủ thì trà bị "sống", mà lấy hương quá nhiệt hoặc quá lâu sẽ làm trà bị cháy. Thậm chí có thể làm hỏng một mẻ trà
Bước 7: Đóng gói, bảo quản
Tưởng chừng đơn giản nhưng vì những đặc tính riêng mà khâu bảo quản trà khô nếu bảo quản sai cách có thể khiến trà để lâu sẽ bị mất đi hương vị và giảm dần chất dinh dưỡng. Công đoạn bảo quản và đóng gói trà búp Tại Thuận Trà sẽ diễn ra theo cả phương pháp thủ công và công nghiệp. Cụ thể:
- Sản phẩm trà sau khi lấy hương cần phải để nơi thoáng mát cho giảm nhiệt độ, tránh cho vào túi bảo quản ngay khi nhiệt độ cao.
- Thành phẩm trước khi được đóng gói sẽ được "nhặt và sàng sảy" thủ công hoặc dùng máy công nghiệp để sàng lọc. Mục đích của việc này là để loại bỏ đi những cánh trà không đồng đều, hoặc những vụn trà gãy trong quá trình chế biến. Những vụn trà búp sau sẽ sử dụng làm Trà Tấm hoặc Trà Cám
- Đóng chè: Giai đoạn này cũng có thể đóng thủ công hoặc công nghiệp. Trà khô sẽ được đưa vào túi bảo quản (Túi thiếc chân không hoặc túi Zip) và sử dụng máy hút chân không để đóng gói. Quy cách đóng gói tại Thuận Trà cho dòng trà búp thường là 200Gr hoặc 500Gr.
6. 7 lợi ích "không tưởng" từ việc uống trà xanh Thái Nguyên có thể bạn chưa biết
6.1: Giúp thúc đẩy giảm cân
Một cách hữu ích để thúc đẩy giảm cân lành mạnh đơn giản là uống trà xanh.
Có rất nhiều calo tiềm ẩn trong nhiều loại nước trái cây và nước ngọt, vì vậy cách nhanh chóng để có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn là thay đổi thói quen đồ uống. Thay vì uống soda dành cho người ăn kiêng hoặc đồ uống giảm cân khác, chuyển sang uống một tách trà xanh thông thường có thể hỗ trợ quá trình giảm cân, điều này là nhờ các hợp chất hoạt tính sinh học có trong trà xanh
6.2 Làm giảm mức cholesterol xấu
Cholesterol là một chất giống như chất béo được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể, và có hàm lượng cholesterol cao sẽ không có lợi cho sức khỏe tổng thể. Trên thực tế, cholesterol cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhưng nếu bạn là người uống trà xanh, đừng lo sợ, vì theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng, trà xanh làm giảm hai loại cholesterol - cholesterol lipoprotein mật độ thấp cũng như cholesterol toàn phần.
6.3: Gia tăng tuổi thọ của bạn
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Tim mạch Phòng ngừa Châu Âu, một trong những cách để giúp sống khỏe, sống thọ là uống trà xanh.
Hơn 100.000 người khỏe mạnh đã tham gia vào cuộc nghiên cứu và được phân thành hai nhóm - những người thường xuyên uống trà xanh và những người không uống trà. Trung bình, những người thường xuyên uống một tách trà sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn những người chọn cách khác.
6.4: Giảm các tổn thương do bệnh vảy nến
Da, cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người cũng là nơi chứa vô số vấn đề có thể nảy sinh đối với nhiều người khác nhau. Đối với những người bị bệnh vảy nến, trước khi đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu, hãy thử uống một ít trà xanh. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y Georgia (Mỹ), tiêu thụ trà xanh có liên quan đến việc giảm các tổn thương do bệnh vảy nến.
6.5: Có thể ngăn ngừa ung thư
Chuyên gia Gholston nói: Trà xanh được làm từ một số polyphenol, bao gồm catechin epigallocatechin-3-gallate (EGCG) mạnh nhất.
Nhiều nghiên cứu liên quan đến trà xanh và lợi ích chống ung thư đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm, chỉ ra rằng các polyphenol này có thể giúp ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, bao gồm cả quá trình apoptosis, ức chế sự hình thành mạch cùng với sự xâm lấn của tế bào khối u
6.6: Cải thiện sức khỏe răng miệng
Có nhiều thứ để nhanh chóng khắc phục tình trạng hôi miệng: bạc hà, kẹo cao su, và tất nhiên, đánh răng (và chà lưỡi). Nhưng có một cách khắc phục khác để có một miệng thơm tho là trà xanh.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Khoa học Y tế Ahvaz Jundishapur ở Iran, những người sử dụng trà xanh như một dạng nước súc miệng đã cải thiện tình trạng hôi miệng
6.7: Cải thiện bộ não của bạn
Theo một nghiên cứu từ Đại học Basel ở Thụy Sĩ, uống trà xanh tác động đến cả nhận thức và chức năng não. Những kết quả này kết nối việc uống trà xanh với việc cải thiện trí nhớ vì ảnh hưởng của caffeine và l-theanine, một loại a xít amin có trong lá trà giúp thúc đẩy sự thư giãn.
►Xem thêm: Trà xanh có tốt không? Lưu ý cách pha trà và đối tượng thưởng thức phù hợp
7. Bí quyết sử dụng trà xanh không gây mất ngủ
Cafein có trong trà búp giúp kích thích sản xuất dopamin kích thích trung tâm não bộ, làm cho người uống cảm thấy hưng phấn và thư thái hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng thời điểm có thể dẫn tới hiện tượng mất ngủ. Thuận Trà xin chia sẻ một số bí quyết giúp bạn sử dụng trà hàng ngày mà không gây buồn ngủ nhé:
7.1: Thời điểm nào dùng trà búp Thái Nguyên là tốt nhất?
- Dùng trà vào buổi sáng sau ăn giúp gia tăng sự hưng phấn và duy trì sự tỉnh táo. Bạn nên sử dụng sau bữa ăn sáng khoảng 45p
- Dùng trà vào đầu giờ chiều sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng sau thời gian nghỉ trưa
- Dùng trà vào buổi tối sẽ giúp thư giãn sau ngày dài làm việc. Bạn lưu ý chỉ nên pha với số lượng trà ít hơn để giảm lượng Caffein có trong trà. Thời điểm tốt nên dùng trà Tân Cương vào buổi tối là khoảng 7h30-8h
7.2: Bước "rửa trà" thêm 1 lần và sử dụng nước sôi
- Có thể bạn chưa biết: Một lít nước ở nhiệt độ sôi, có thể hòa tan tới 700g caffeine. Trong khi con số này nếu ở nhiệt độ thường chỉ có thể hòa tan 20G Caffeine.
- Bạn có thể sử dụng nước sôi để ở nhiệt độ khoảng 85 độ và dùng ở bước đánh thức trà "rửa trà". Điều này có thể làm giảm lượng Caffein đáng kể.
- Tuy nhiên việc này không khuyến khích áp dụng thường xuyên vì có thể làm giảm chất dinh dưỡng trong trà
7.3: Dùng trà trước khi ngủ khoảng 3 tiếng
- Với người bình thường, cafein bắt đầu phát huy tác dụng trong cơ thể trong vòng chưa đầy một giờ đầu sau đó giảm dần và hết tác dụng từ 3 đến 4 giờ sau uống một liều cafein nhẹ (khoảng 2 chén trà nhỏ)
- Bởi vậy, nếu bạn đi ngủ vào 11h thì có thể sử dụng trà vào 8h, và lưu ý buổi tối chúng ta không nên dùng trà quá đặc.
8. Quy trình pha trà búp đơn giản, dễ áp dụng tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị
- Nước pha trà : Cần lưu ý rằng nuớc tinh khiết đóng chai sẽ tốt hơn đa số nước giếng hoặc nước máy. Nhiệt độ nước nên cài đặt khoảng 85 độ là tốt nhất
- Ấm trà và trà cụ: Vệ sinh ấm, chén, tống, lọc. Chúng ta có thể sử dụng luôn nước 85 độ để làm nóng ấm chén
Bước 2: Đong trà
- Lượng trà búp khô: khoảng 10Gr (Nếu uống thanh hoặc đậm hơn thì bạn có thể tăng hoặc giảm tùy sở thích)
- Với trà búp cánh trà thường rộng hơn những loại trà Tân Cương Thái Nguyên khác như Trà Nõn Tôm hay Nhất Đinh trà. Bởi vậy nên dùng muỗng đong trà để uớc lượng thì tốt hơn.
Bước 3: Đánh thức trà
- Rót nước nóng ngập trà và đổ ra tống ngay..
- Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra. Theo quan niệm xưa thì đồng thời cũng để "rửa trà"
- Nước nóng đánh thức trà nên dùng ở 85 độ.
Bước 4: Hãm trà (Hoặc pha trà)
- Đổ nước nóng vào ấm và hãm trà trong khoảng 1 phút (Với trà nõn tôm hoặc trà đinh thì ít thời gian hơn).
- Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
Bước 5: Rót trà (Chia trà)
- Sau 1 phút, rót hết nước từ ấm trà vào tống (chuyên). Rồi mới rót ra các chén uống trà.
- Tống trà (hoặc còn gọi là chuyên) có tác dụng ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Đồng thời có tác dụng giúp việc "chia trà" được đều hơn. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra tống. Với trà búp Thái Nguyên, bạn nên sử dụng thêm "lọc trà"
- Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
Bước 6: Hãm trà lần tiếp theo
- Lưu ý: Mở nắp ấm ngay sau khi rót trà ở bước 5, để trà không bị “nồng” vì nhiệt độ cao trong ấm.
- Làm lại bước 4 và bước 5 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.
- Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
Tùy theo giống Trà và pha khéo, bạn có thể lặp lại 3 - 4 lần (với dòng trà lai); 5 - 8 lần hãm trà (với giống Trung Du hoặc trà Bát Tiên), trước khi hương vị trở nên quá nhạt.
►Xem thêm: “Bí quyết” nhận biết và cách pha chính xác giúp thưởng thức tinh túy hương vị trà Búp
9. 7 mẹo bảo quản trà xanh Thái Nguyên giữ nguyên hương vị như trà mới
9.1 Tránh xa các mùi mạnh: Trà hấp thụ mùi của bất cứ thứ gì gần chúng, đó là lý do bạn nên tránh thật xa những mùi mạnh, nghĩa là tủ bếp, tủ đồ ăn, tủ gia vị… hoàn toàn không phù hợp. Bạn có thể trang trí như tủ rượu, hoặc để trên kệ sách.
9.2: Giữ trà trong một môi trường khô: Hãy tránh xa hơi nước trong không khí, nó làm giảm đáng kể tuổi thọ của trà và phát sinh nấm mốc.
9.3: Tránh ánh sáng trực tiếp: Ánh sáng mặt trời tạo ra nhiệt, thay đổi những vị ngon tinh tế của trà.
9.4 Dụng cụ bảo quản: Hãy đựng trong hộp/túi kín, không xuyên sáng. Nếu đựng trà trong hũ thủy tinh thì nên chọn hũ sẫm màu, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và chỉ nên để trong thời gian ngắn. Tốt nhất là hãy giữ trong túi thiếc nguyên bản và cho vào dụng cụ đựng trà của bạn
9.5 Để ý thời gian: Hãy nhớ theo dõi thông tin sản xuất trên bao bì; vì trừ 1 số dòng trà đặc thù thì trà xanh truyền thống nói riêng và trà xanh Thái Nguyên nói chung đều giữ hương vị tốt nhất trong 12 tháng
9.6 Đừng “để dành”: Hãy nhớ là vòng đời của trà khá ngắn ngủi, nên uống đúng thời điểm ngon nhất là cách bạn tận hưởng khôn ngoan, đừng đợi khi có dịp, đừng đợi khi có khách quý.
9.7 Nên mua vừa đủ: Hãy mua lượng trà đủ cho bạn sử dụng trong vòng 6 tháng.
►Xem thêm: Lưu ý về trà xanh: Cách chọn mua và phương pháp bảo quản chất lượng
10. Trà búp Thái Nguyên: Xứng danh "ngon bổ rẻ"
Tất nhiên nếu để so với các dòng trà có nguồn gốc từ các tỉnh bạn như Phú Thọ, Yên Bái hay Lâm Đồng với đơn giá khoảng 150k/kg hay với các dòng "trà trộn" không được kiểm định thì sự so sánh trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên xét ở mức độ về: độ an toàn, về chất lượng, về các tiêu chí của trà chất lượng như "Thanh, sắc, vị, thần": Hương trà thoảng thơm, sắc trà khô xanh đen, màu nước trà ong vàng, vị trà đậm và hậu ngọt khi sử dụng… Thì Trà Búp Thái Nguyên nói chung và sản phẩm trà búp thương hiệu Thuận Trà nói riêng chính là lựa chọn tốt nhất trong mức giá thành.
Các sản phẩm trà búp của Thuận Trà Tân Cương: Trà Bắc Thái Nguyên, Trà xanh truyền thống, Trà Tân Cương đặc sản sẽ có sự chênh lệch về giá thành và độ ngon của trà khi sử dụng. Tuy nhiên tất cả đều đạt chứng nhận ATTP và được sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap. Việc đưa sản phẩm ra thị trường cũng được kiểm định về chất lượng đầu ra, in ngày sản xuất và các thông tin rõ ràng trên bao bì. Với sản phẩm trà Búp Thái Nguyên chưa hết hạn sử dụng; Quý vị có thể tới bất kỳ đại lý ủy quyền hoặc trực tiếp liên hệ lên hotline để được đổi mới
Với các cửa hàng tạp hóa, tiệm trà, cà phê… có nhu cầu hợp tác đại lý, mua sỉ đều được chiết khấu với mức giá hấp dẫn và hỗ trợ chi tiết từ Giấy tờ, chứng nhận, công thức và quy trình vận hành, quảng cáo online hay phát triển đa kênh… Quý vị có thể trực tiếp liên hệ lên hotline để chúng tôi tư vấn cụ thể
►Xem thêm: Trà Đinh Tiến Vua và danh hiệu "Đệ nhất đắt đỏ thượng hạng Tân Cương"
--------------------------------
Hi vọng với những kiến thức khá đầy đủ trên đây có thể giúp quý trà phần nào hiểu được về các sản phẩm trà Búp Thái Nguyên. Mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến, xin mời liên hệ:
- Fanpage: facebook.com/thuantratancuong.officaltea
- Hotline/Zalo: 0819.486.555
- Địa chỉ văn phòng: 184 phố Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Viết bình luận