Cẩm Nang Trà

Trà Bắc là gì? Có bao nhiêu loại trà Bắc tại Việt Nam!

Trà Bắc là gì? Có bao nhiêu loại trà Bắc tại Việt Nam!

Trà Bắc là gì? Có phải giống trà ở miền Bắc đều được gọi là trà Bắc? Đây chỉ là tên thường gọi theo thói quen hay còn mang ý nghĩa gì khác? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé

 

 

 

1. Khái niệm trà Bắc 

Trà Bắc là tên gọi chung của bà con từ khu vực miền Nam Trung bộ trở vào; gọi chung cho các sản phẩm trà (chè) có nguồn gốc từ Bắc Trung Bộ (Từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa) trở ra 

Trà Bắc có phải để chỉ trà Thái Nguyên? Giai đoạn 1965-1996, tỉnh Bắc Thái bao gồm Thái Nguyên và Bắc Kạn. Bởi vậy có 1 bộ phận bà con sử dụng tên gọi trà Bắc là viết tắt cho trà Bắc Thái; ý chỉ trà có nguồn gốc xuất xứ từ tỉnh này. 

2. Nguồn gốc tên gọi trà Bắc

Sở dĩ có tên gọi chung như vậy là vì đặc thù địa lý của Việt Nam kéo dài. Trong quá trình sản phẩm trà lan tỏa đi khắp các vùng miền tổ quốc, đặc biệt trong những năm tháng chiến tranh giai đoạn 1954; Hầu như các nguồn nhân lực, vật lực đều được chi viện cho miền Nam. Sau thời gian này, cả sản phẩm trà và những người con gốc Bắc ở lại đều sử dụng thuật ngữ “Trà Bắc” cho dễ phân biệt
Ngoài ra như đã nói ở trên. Có 1 bộ phận bà con sử dụng thuật ngữ này như 1 từ viết tắt cho “trà Bắc Thái” để chỉ trà có nguồn gốc từ tỉnh này.

3. Có bao nhiêu loại trà Bắc ở Việt Nam

3.1 Phân theo địa lý: 

Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam khá phù hợp để cây chè phát triển. Tùy từng khu vực địa lý sẽ phù hợp với 1 số giống trà phát triển tốt nhất và trở thành “đặc sản” của khu vực đó. Hãy cùng thuantratancuong.com tìm hiểu một số khu vực như vậy nhé.

3.1.1 Trà Bắc Thái Nguyên: 

                                                                 Vườn trà bắc Thái Nguyên của Thuận Trà

Được ưu ái bởi cả ba yếu tố Thiên Thời - Địa lợi - Nhân Hòa giúp cho trà Bắc Thái Nguyên tạo dựng thương hiệu không thể thay thế không chỉ với bà con sử dụng trà trong nước mà còn vang danh tới quý trà hữu khắp nơi trên thế giới 

Hương trà thơm thoảng mùi cốm non cùng những cánh trà xanh đen cong cong như móc câu, màu nước xanh ánh vàng mật ong, vị chát dịu ngọt hậu lưu giữ suốt cả ngày dài là những điểm đặc trưng nhất ở trà Bắc Thái Nguyên 

Nói đến trà Bắc Thái Nguyên là nói đến tứ đại danh trà: Tân Cương (TP Thái Nguyên), Trại Cài (Đồng Hỷ), La Bằng (Đại Từ) và Khe Cốc (Phú Lương)

 

►Xem thêm: Trà Bắc Thái Nguyên - Thuận Trà Tân Cương

 

3.1.2 Trà Shan Tuyết: 

Bà con thu hái trà shan tuyết

Nói đến trà shan tuyết là nói đến các cây trà cổ thụ lâu năm trên các vùng núi rừng Tây Bắc. Từ Shan Tuyết ý chỉ “tuyết trên núi”. Đó là các dòng trà có lông mao trắng như tuyết trên búp trà, đó cũng là ý chỉ sự tinh khôi, thanh khiết trên những búp trà cổ thụ. Người ta đã tìm thấy những cây chè cổ có niên đại hàng trăm năm rải rác trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Cũng từ đây hình thành nên thương hiệu sản phẩm trà shan nức tiếng gắn liền với vùng trà như:  Trà shan tuyết Hà Giang, Tà Xùa Sơn La, hay Suối Giàng…

Trà Shan Tuyết thường có dược tính khá cao. Bên cạnh quá trình hình thành, thu hái rất ít khi gắn liền với các sản phẩm chăm bón hóa học như thuốc kích mầm, phân bón lá… nên trà Shan là 1 trong số ít những sản phẩm trà còn giữ được sự nguyên bản, thanh khiết.

Yếu điểm của các sản phẩm trà Shan Tuyết là số lượng ít, quá trình chăm bón (nếu có) hoặc chế biến thuần thủ công nên giá thành cao, chất lượng phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề các nghệ nhân (người chế biến)

 

►Xem thêm: Các cây chè cổ thụ và hành trình đa dạng hóa di sản Việt Nam

 

3.1.3 Trà Sen Tây Hồ

Trà sen Tây Hồ

Trà Sen Tây Hồ thuộc phân nhóm trà ướp hoa nổi tiếng xưa nay. Cùng với trà ướp hương bưởi hay trà hoa lài… Đây là hình thức kết hợp nét đặc trưng của hương sen Bách Diệp Tây hồ cùng với sản phẩm trà được lựa chọn tỉ mỉ từ Tân Cương - Vùng trà nổi tiếng trứ danh ở Thái Nguyên, Việt Nam.

Có nhiều phương pháp ướp trà sen Tây Hồ; tuy nhiên để có sản phẩm ưng ý và chất lượng đòi hỏi cả về chất lượng cũng như quy trình tỉ mỉ, nghiêm khắc 

Hiện tại việc chạy theo nhiều giá trị về lợi nhuận dẫn đến rất nhiều sản phẩm ướp hương hóa học để cho có hương sen; Và thường kèm theo đó là chất lượng trà kém đảm bảo. Quý trà hữu nên trao đổi với tư vấn viên cụ thể để có lựa chọn đúng đắn nhất

 

►Xem thêm: Trà Ướp Bông Sen Tây Hồ - Thuận Trà Tân Cương

 

3.1.4 Trà Mạn Hảo

Trà mạn hảo cao cấp

Vào khoảng thế kỷ 19-20 xưa. Giới nhân sĩ Việt truyền tai nhau câu ca dao: “Làm trai biết đánh tổ tôm - Uống trà Mạn Hảo ngâm Nôm Thúy Kiều”

Trà Mạn Hảo được ví như dòng trà thượng đẳng của giới quý tộc xưa. Sau này dân gian gọi chung là trà Mạn ý để chỉ sản phẩm trà mạn hảo. Cũng có thể hiểu theo nghĩa “trà vùng mạn ngược” - tức là trà vùng miền Tây Bắc. Từ thủa xa xưa, người dân ở những vùng đất này coi trà Mạn như 1 món quà quý được truyền đời. Họ thu hái những búp trà Shan cổ thụ, chế biến theo kinh nghiệm truyền đời và đóng thành bánh trà (Giống như dòng trà Phổ Nhĩ chúng ta thấy bây giờ). Các nghệ nhân nơi đây sẽ mang sản phẩm trà này cung tiến cho quan lại, vua chúa.

Tùy theo cách chế biến mà người ta phân ra thành trà mạn sống (trà mạn sau khi làm khô sẽ được đóng bánh ngay) hoặc trà mạn chín (Sản phẩm trà sau khi làm khô sẽ phải trải qua công đoạn ủ kéo dài 1-2 tháng). Trà mạn được ví như rượu ngon vậy, để càng lâu thì trà càng quý.

Nổi danh là thế, chất lượng là thế nhưng theo dòng chảy lịch sử thì sản phẩm trà Mạn Hảo năm nào đến nay chỉ còn vang bóng. Hiện tại dòng sản phẩm này đang được quan tâm, phục chế và giới thiệu khá nhiều. Hi vọng với sự cố gắng của những quý trà có tâm, dòng sản phẩm trà Mạn Hảo năm nào có thể sớm trở lại với vị thế từng có.

 

►Xem thêm: Trà mạn là gì? Công dụng và những thông tin cần biết về trà mạn

 

3.1.5 Trà đâm xứ Nghệ

Món trà đâm nổi tiếng xứ Nghệ

Trà (Chè) Đâm xứ Nghệ hay còn có tên Chè Đâm Quỳ Hợp là tinh hoa nét văn hóa trà độc đáo của bà con người Thái sống tại địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 

Người ta sẽ lựa chọn sản phẩm lá chè bánh tẻ, không quá già cũng không quá non; Thân lá phải dày để đảm bảo hương vị. Sau khi được làm sạch bằng nước muối pha loãng; Rồi họ cho lá chè vào ống mét (ống Bương từ cây Tre), dùng “chày đâm” và giã đều tay trong khoảng 3-5 phút. Tiếp đó dùng “Huột” (dụng cụ lọc chè) để lọc và chế nước mát để có 1 ly trà xanh thơm mát. 

Nét đặc thù về lá trà nơi đây và quan trọng là cách chế biến sẽ cho ra những ly trà xanh mát khó lẫn với các thành phẩm trà vùng khác. Ngoại trừ hương vị thì chè đâm còn có công dụng giải độc, giải nhiệt, chống ô xy hóa và nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe

3.1.6 Trà Ô Long Sa Pa. 

Trà Ô Long Sapa

Tọa lạc ở vùng đồi có độ cao 1.800m so với mực nước biển với thời tiết mát mẻ quanh năm, nhiều sương mù và khí hậu tương đối ôn hòa. Sa Pa - Lào Cai được coi là 1 trong những vùng trà phù hợp cho cây chè Ô Long phát triển.

Trà Ô Long ngon có ngoại hình viên tròn khoảng 5-8mm màu xanh đen; nước trà xanh vàng, trong và không có gợn. Với hương thơm đặc trưng và vị ngọt hậu, ít chát hơn so với trà Thái Nguyên. Trà Ô Long Sa Pa là một trong những lựa chọn hàng đầu cho quý trà hữu yêu trà.

Ngoại trừ các dòng trà phổ biến mọi miền. Các tỉnh miền Bắc nước ta cũng có những giống chè với hương vị rất riêng như: vùng chè Mộc Châu, Chè Bạng, chè Vằng (Xứ Nghệ), chè Yên Lược (Xứ Thanh)....

3.2 Các loại trà Bắc Thái Nguyên Theo phân loại, chất lượng 
 

 KHÁI NIỆMTHỔ NHƯỠNGCHĂM BÓNCÁCH CHẾ BIẾN
Nhất Đinh TràTrà Đinh (hay còn gọi là chè đinh) là phẩm trà cao cấp nhất khi thu hái tất cả mọi loại trà. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang khép, cánh trà tròn và dài như cây đinh nên được gọi là trà đinh.Cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: - Đất tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. - Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. - Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thừờng.'- Giống trà yêu cầu bắt buộc phải là chè Trung Du, tuy nhiên hiện nay đại đa số dùng giống chè lai, nhưng vẫn có thể đảm bảo về chất lượng của chè - Vẫn yêu cầu phân bón vô cơ, tuy nhiên bã đậu tương chiếm 40% trọng số để lá trà sau khi chế biến sẽ có hương vị tốt nhất- Hái trà: Thời gian tuyệt vời nhất để hái trà là vào sáng sớm đến giữa trưa, tuy nhiên buổi sáng sớm khi chưa có ánh nắng vẫn sẽ tốt hơn, tránh để tia tử ngoại và nhiệt độ là khô lá trà quá mức và hỏng hương vị trà - Làm héo: phơi những búp trà trong bóng râm 1-2h để giảm bớt lượng nước - Diệt men trà: Cho trà vào tôn quay ở nhiệt độ 2500-3000 độ C trong thời gian 3-5 phút. - Vò trà và sàng tơi: Dùng máy vò trà, quá trình vò diễn ra 1 lần kéo dài 30 phút. Công đoạn này thường rất được quan tâm chú ý, mỗi người trồng trà sẽ có một công thức riêng biệt khác nhau, vì vậy hương vị trà cũng không giống nhau - Sao trà: Khi tôn quay đã nóng tới nhiệt độ 1200-1500 độ C thì cho trà vào sao khoảng 30-40 phút - Lên hương: Trà sau khi sao khô thì đổ ra mẹt, nhặt hết các lá già, cuống trà còn sót lại, sẩy sạch cám. Sau đó cho trà vào tôn quay một lần nữa đến khi nghe mùi hương thì dừng lại
Trà Nõn TômTrà Nõn Tôm là những búp trà được hái theo tiêu chuẩn 1 tôm 1 lá (1 đọt non mới nhú và 1 lá non ngay kề bên dưới)So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thừờng.Tỉ lệ phân bón 6 - 2 - 2 (6kg phân vô cơ - 2kg phân xanh - 2kg bã đậu tương)
- Hái trà: trà phải được hái từ sáng sớm tinh sương - Làm héo nhẹ: Thời gian héo nhẹ từ 4 - 6h, cứ sau 0,5 - 1h lại đảo nhẹ nong một lần - Diệt men: Cho trà vào tôn quay ở nhiệt độ 2500-3000 độ C trong thời gian 3-5 phút. - Vò trà và sàng tơi: Xoa trà theo 1 chiều nhất định để không làm trà bị tơi và nát, lọc những lá trà không đủ tiêu chuẩn - Sao trà: Sao thật lâu đến khi thấy cánh trà chuyển từ màu xanh tươi sang màu đen nhạt là trà đã tương đối khô. Đặc biệt, người sao khi thực hiện công đoạn này không được sử dụng nước hoa, dầu cù vì chúng dễ làm trà mất đi mùi hương. - Lên hương: sao khoảng15-20p đến khi cảm nhận được hương thơm của trà, hương cốm đặc trưng thì lúc này việc chế biến trà đã hoàn tất.
Trà Móc CâuTrà Móc Câu những búp trà non của những cây trà. Búp trà được hái theo nguyên tắc 1 tôm, 2 lá non liền kề. Sau khi được chế biến có hình dạng xoăn sợi, cánh trà nhỏ, giòn và có đuôi móc lên như lưỡi câu do vậy mà loại trà này được gọi là trà móc câu.So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thừờng.Tỉ lệ phân bón 1 - 5 hoặc 6 (1kg chè khô cần được bón từ 5 đến 6 kg phân hữu cơ)- Hái trà: Yêu cầu cẩn thận khéo léo - Làm héo: Phơi trong vòng 2 tiếng - Diệt men: Đảo đều tay để lá trà hơi tái và mềm - Vò trà: Dùng tay hoặc cối, yêu cầu kỹ thuật và cẩn thận vì như vậy mới có thể tạo hình dáng cho trà - Lấy hương: Đảo đều, chú ý nhiệt độ cho đến khi có màu xanh mốc và mùi cốm đặc trưng lan tỏa trong không gian - Đánh khô trà: lặp đi lặp lại bước này đến khi lá trà khô giòn
Trà BúpTrà Búp là loại trà được hái nguyên 1 búp chè xanh tươi bao gồm 1 đọt (nõn) trà ở trên cùng và 2 hoặc 3 lá non liền kề phía dưới để làm tràLà loại trà dễ sinh trưởng, không cần yêu cầu nhiều về thổ nhưỡng và chăm bón, chỉ cần có phân là phát triển được - Hái trà: Yêu cầu cẩn thận khéo léo - Làm héo: Phơi trong vòng 2 tiếng - Diệt men: Cho trà vào tôn quay ở nhiệt độ nhất định - Vò trà: tùy theo loại trà mà thời gian vò sẽ kéo dài từ 10 - 30p - Sao trà: Thời gian sao trung bình sẽ khoảng 20p - Lên hương: Trà sau khi sao khô thì đổ ra mẹt, nhặt hết các lá già, cuống trà còn sót lại, sẩy sạch cám. Sau đó cho trà vào tôn quay một lần nữa đến khi nghe mùi hương thì dừng lại

 

 

4. Nên tìm mua trà Bắc ở đâu uy tín?

Với đặc thù các sản phẩm trà Bắc hầu như đều được chăm bón, thu hái, chế biến thủ công hoặc bán thủ công theo kinh nghiệm của người sản xuất… khiến cho bà con yêu trà gặp khó trong việc lựa chọn sản phẩm trà an toàn, uy tín, chất lượng. Thuận Trà Tân Cương xin gợi ý cho quý trà 1 số kinh nghiệm sau:

  • Lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, đăng ký rõ ràng. Các sản phẩm trà đưa ra thị trường cần có: Kiểm định ATTP, VietGap, Ocop (nếu có), Ngày SX, hạn sử dụng 
  • Lựa chọn nhà tư vấn có tâm: Trà ngoại trừ là sản phẩm đồ uống thì còn được coi như 1 vị thuốc. Bởi vậy dùng trà thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng trà an toàn, đúng vị trà ưa thích sẽ giúp ích cho quý vị rất nhiều. 
  • Lựa chọn đơn vị cung cấp có chế độ, chính sách có lợi cho khách hàng: Chính sách đổi trả, bảo hành, tư vấn, bảo quản hoặc xử lý phát sinh.

►Xem thêm: 

Với những kinh nghiệm trên về sản phẩm trà Bắc nói chung và trà Thái Nguyên nói riêng; rất hy vọng Thuận Trà sẽ phần nào giúp ích cho quý vị hiểu rõ hơn về các sản phẩm trà Bắc, đặc điểm và từ đó quý trà hữu có những lựa chọn thông thái nhất. 

Liên hệ:

 

Đang xem: Trà Bắc là gì? Có bao nhiêu loại trà Bắc tại Việt Nam!

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng