“Thái Nguyên đệ nhất danh trà
Nước xanh như cốm đậm đà tình quê
Dẫu xa ngàn dặm sơn khê
Hương thơm quấn quýt lối về đường đi”
Trà Xanh Thái Nguyên - “Đệ nhất danh trà” vang danh gần xa không chỉ bởi hương cốm thơm dịu chắt chiu trong từng giọt trà mà còn phải kể đến những bí quyết trong quy trình thu hái, chế biến đặc trưng, làm nên thương hiệu sản xuất chè của người Thái Nguyên.
1. Đôi nét về Trà Xanh Thái Nguyên
“Trà Xanh” là một trong những cái tên khởi nguồn cho nghề làm chè tại Thái Nguyên. Trà được pha có màu xanh non ánh vàng, nước trà trong. Khi đưa trà lên gần chóp mũi, hương thơm phảng phất mùi cốm dịu mát, an lành. Tất cả quyện hòa kéo gần Trà Xanh đến với văn hóa trà Việt - thăng hạng “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên.
Ai cũng biết tới Thái Nguyên là đất trồng chè nhưng không phải vùng nào ở Thái Nguyên cũng có thể trồng được chè. Rời trung tâm thành phố Thái Nguyên một quãng khoảng 10 km, đó là bạt ngàn đồi chè xanh sắc một vùng, thuộc phạm vi xã Tân Cương. Vì vậy, nhắc đến “Trà Xanh” là phải nhắc đến vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên. Ngoài ra còn có các vùng trà ngon Thái Nguyên nổi tiếng khác như: vùng chè La Bằng, vùng chè Trại Cài, vùng chè Khe Cốc,...
Tuy nhiên, do sự sáng tạo trong phương pháp sản xuất để tận dụng tối ưu được hiệu quả kinh tế, du lịch,... từ các vùng chè. Trà Xanh Thái Nguyên đã đa dạng trong các sản phẩm chè với quy trình thu hái, chế biến khác nhau. Song liệu có quy chuẩn nhất định nào trong khâu sản xuất giúp nhận biết trà ngon đạt chuẩn dễ dàng hơn hay không?
2. Các loại Trà Xanh Thái Nguyên
Qúa trình thu hái, chế biến đa dạng của trà xanh Thái Nguyên đánh dấu sự ra đời của 4 nhóm trà: Trà Búp, Trà Móc Câu, Trà Nõn Tôm và Trà Đinh.
2.1 Trà Búp
Trà Búp dễ phân biệt bởi nguyên liệu chủ yếu là những cây trà lai, thu hái 1 tôm (1 búp non) kèm 2 đến 3 lá nên khi xao lên đậm sắc trà xanh hơn các loại trà khác. Trà khi pha đặc biệt có màu vàng hơi đậm, hương thơm phảng phất vừa phải, nhưng dễ làm lưu luyến người có tâm thưởng trà.
2.2 Trà Móc Câu
Nguyên liệu để làm Trà Móc Câu là 1 tôm thêm 2 lá non liền kề. Sau khi thu hái và sấy khô, những cánh trà xoăn như những cái móc câu, ríu rít móc nối lẫn nhau. Ngoài tên gọi thú vị, nước Trà Móc Câu có ánh xanh nhiều hơn Trà Búp,nhưng chủ yếu sắc xanh ánh vàng mật ong, tiền chát hậu ngọt ngậy, mùi thơm đậm hơn, song vị trà vẫn thiếu độ lan tỏa hương vị như Trà Đinh.
2.3 Trà Nõn Tôm
Nguyên liệu gần giống Trà Móc Câu, Trà Nõn tôm thu hái 1 tôm và 1 lá non liền kề. Trà sau sấy chỉ hơi cong lên giống tôm, cánh trà giang đẹp mắt, đều tăm tắp. Chính vì thu hái gần giống nguyên liệu với Trà Móc Câu, màu sắc của nước Trà Nõn Tôm cũng ngả vàng nhưng kết hợp với ánh xanh nhạt, sắc vàng vẫn chiếm thế chủ đạo hơn. Khác biệt lớn nhất giữa hai vị trà này chính là Trà Nõn Tôm tuy độ chát nhẹ nhưng độ lan hương lại nồng nàn hơn 1 tầng.
2.4 Trà Đinh
Trà Đinh cũng là loại trà dễ nhận biết bởi nguyên liệu duy nhất gồm 1 đọt trà - phần non nhất của cây, do đó dáng trà sau sấy chỉ hơi cong và không có lá với màu xanh đen sậm. Đặc trưng nguyên liệu của Trà Đinh khiến cho màu sắc nước trà tưởng như nhạt nhòa nhất giữa các màu trà, song chính sắc xanh nhạt sóng sánh của nước trà đã làm nên độ nhận diện cao cho vị trà thượng hạng bậc nhất này. Với vị hương hơi chát nhưng vẫn bùi ngậy, hậu ngọt dai dẳng thơm dịu mùi cốm, thanh thanh đầu lưỡi, lan xuống cuống họng, dư âm nới đáy lòng.
3. Quy trình sản xuất trà xanh Thái Nguyên
3.1 Thổ nhưỡng
Yếu tố tiên quyết trong đảm bảo quy trình sản xuất trà xanh đạt chuẩn chính là việc lựa chọn môi trường thổ nhưỡng với độ ph trong đất được đảm bảo phù hợp với điều kiện chăm bón, phát triển của cây trồng. Độ ph của đất trồng chè, hiểu đơn giản là nồng độ giúp chè hút được chất dinh dưỡng cao nhất. Lựa chọn đất trồng với độ ph khác nhau, có thể sản xuất ra những loại chè với hình thái, cách chế biến và chất lượng khác nhau.
Trà Búp: phù hợp với đất trồng có độ ph = 4
Trà Móc Câu: phù hợp với đất trồng có độ ph = 5
Trà Nõn Tôm: phù hợp với đất trồng có độ ph = 6
Trà Đinh: phù hợp với đất trồng có độ ph = 7
Ngoại trừ Trà Nõn Tôm, Trà Đinh được chăm bón hữu cơ với đậu tương, Trà Búp, Trà Móc Câu khác biệt trong khâu chăm sóc với phân bón hữu cơ, tưới tiêu khác nhau. Phương pháp chăm bón cũng đóng vai trò quan trọng, song không thể phủ nhận trà muốn ngon cần đảm bảo thổ nhưỡng tốt. Chính vì vậy thổ nhưỡng luôn là yếu tố nên được cân nhắc hàng đầu trong quy trình sản xuất Trà Xanh Thái Nguyên.
3.2 Thu hái
Lựa chọn thời tiết thu hái phù hợp: Trà nên được hái vào 5-6 giờ sáng, thời tiết ôn hòa khi sương sớm chưa tan. Trà không nên được hái khi thời tiết quá nắng: trà dễ bị cháy và dễ héo dẫn đến thành phẩm không ngon. Trà cũng không nên thu hoạch trong thời tiết mưa gió: thành phẩm trà sẽ không xanh, nước trà dễ bị chuyển đỏ, vị trà ngấm nước.
Lựa chọn người có kinh nghiệm thu hái chè ngon: Đặc biệt đối với Trà Đinh và Trà Nõn Tôm thu hoạch dễ bị gãy lá chè nên càng đòi hỏi những người thu hái dày dặn kinh nghiệm để có thể tối ưu quá trình thu hái, đảm bảo chất lượng thành phẩm
Lựa chọn cách thu hái trà phù hợp với từng loại:
Trà Búp: thu hái 1 tôm, 2-3 lá từ những cây trà lai
Trà Móc Câu: thu hái 1 tôm, 2 lá non liền kề
Trà Nõn Tôm: thu hái 1 tôm và 1 lá non hơn liền kề
Trà Đinh: thu hái 1 đọt trà - phần non nhất của cây
Lựa chọn thời điểm thu hái hợp lý: Nếu hái non quá không tốt vì sẽ làm hao chè, hái muộn quá cũng không tốt vì sẽ sai thời điểm thích hợp của loại trà. Ví dụ: Với Trà Đinh, nếu không thu hái ngay khi đọt trà vừa nhú, sẽ trở thành thời gian thu hoạch cho Trà Nõn Tôm, muộn hơn là Trà Móc Câu và muộn hơn nữa khi cây chè chuyển già, là thời gian thu hoạch của Trà Búp.
3.3 Làm héo trà
Để thành phẩm trà có độ xoăn sau thu hái, phần chè phải được phơi héo trong vài tiếng. Sau khi hàm lượng nước trong trà giảm đi khoảng 25%, các tạp chất trong trà vừa được bay hơi bớt, trà vừa trở nên mềm hơn để tiếp tục quá trình xoăn trà. Búp và lá trà sau thu hái tiếp tục được làm xoăn bằng phương pháp thủ công: đặt chè vào túi vải và xoăn bằng tay. Tuy nhiên phương pháp truyền thống này đòi hỏi người thợ làm chè lành nghề để đảm bảo độ dập và xoăn đạt tiêu chuẩn.
3.4 Diệt men
Đây là công đoạn sử dụng nhiệt độ cao (95-100 độ C) để phá hủy quá trình lá trà lên men, từ đó đảm bảo màu xanh của diệp lục sẽ không bị enzym làm mất đi khi hãm trà. Có thể diệt men bằng phương pháp hấp hơi nước trong khoảng thời gian 5-7 phút.
3.5 Vò chè
Công đoạn này yêu cầu độ ẩm không khí 90%, nhiệt độ trung bình 22-24 độ. Sau khi đảm bảo điều kiện về môi trường, tiến hành 2 lần vò chè, mỗi lần vò 30-45 phút. Việc vò chè sẽ giúp làm giảm độ chát của Trà Xanh và làm các phần trà xoăn lại.
3.6 Sấy khô
Quá trình sấy được tiến hành ở nhiệt độ cao (95-105 độ C) trong vòng 30-40 phút. Lưu ý điều chỉnh quá trình sấy để trà không có mùi khê cháy cho đến khi thành phẩm tỏa ra mùi thơm đậm đà. Giai đoạn sấy khô nhằm cố định các phẩm vị trà thông qua quá trình giảm độ ẩm trong trà xuống 3-5%. Từ đó, trà có thể được bảo quản lâu hơn, lưu giữ được hương vị đặc trưng của từng loại trà được tối ưu nhất.
3.7 Lấy hương tự nhiên
Lấy hương tự nhiên gần như là công đoạn song song áp dụng với giai đoạn sấy khô trà. Trong quá trình đẩy cao nhiệt độ, quay nhanh đạt ngưỡng có thể trích xuất được tinh chất hương trà. Trà sau lấy hương có đốm trắng li ti xuất hiện khiến nhiều người hiểu nhầm thành trà bị mốc. Thực chất, đây chính là dấu hiệu thành phẩm trà sau bao khâu chế biến đã đạt chuẩn, lúc này hương thơm được đánh thức hoàn toàn, thu về những thành phẩm chất lượng Trà Xanh Thái Nguyên - “Đệ nhất danh trà”.
4. Hậu chế biến
Phân loại trà: Sau khi áp dụng quy trình thu hái, chế biến, trà sẽ được sàng sảy thevới loại chè nào nên được phân loại kĩ càng ra loại chè đó. Đồng thời chọn lọc ra những thành phẩm chè đạt chuẩn chất lượng nhất để tiến hành đóng gói.
Đóng gói trà: Trà sẽ được sàng sảy qua 3 tầng: Chè với phân loại khác nhau sẽ được đóng gói trong từng bao bì chuyên dụng riêng, với đầy đủ nhãn mác, giới thiệu sản phẩm với xuất xứ, công dụng rõ ràng, ngày sản xuất kèm hạn sử dụng,... Sau khi xác định đủ tiêu chuẩn kiểm định an toàn thực phẩm, các thành phẩm trà đóng gói bắt đầu được tiêu thụ trên thị trường.
5. Bảng giá trà xanh Thái Nguyên hiện nay
5.1 Đôi nét về HTX Tâm Trà Thái
HTX Tâm Trà Thái là một trong những hợp tác xã tiên phong trong quy trình chế biến trà do bảo tồn được vườn Trà Tân Cương cổ từ năm 1920, được trực tiếp các Nghệ Nhân Chân Truyền thực hiện. Tự hào vùng trồng trà thổ nhưỡng đạt chỉ số phù hợp cao nhất cùng kĩ thuật chăm bón áp dụng chuẩn VietGap hướng hữu cơ đặc biệt. HTX Tâm Trà Thái luôn đảm bảo cung cấp thành phẩm ngon, sạch từ các giống trà Trung Du Cổ trăm năm tuổi của xã Tân Cương – Thái Nguyên, để đến tay người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp, uy tín nhất.
5.2 Thuận Trà Tân Cương
Anh Đỗ Hữu Thuận là Nhà Sáng Lập (CEO) của thương hiệu Thuận Trà Tân Cương, đồng thời cũng là Giám Đốc Tăng Trưởng (CGO) của HTX Tâm Trà Thái - tiền thân là gia đình sản xuất trà truyền đời gần 100 năm tại Hồng Thái 2 - Tân Cương - Thái Nguyên. Anh nuôi khát vọng Trà Việt có thể vươn tầm quốc tế và đặt chân vào thị trường của những nước phát triển, và sản phẩm Trà mang nhãn hiệu Việt Nam có thể được xuất khẩu, cũng như được đón nhận nhiều hơn. Bên cạnh sứ mệnh mà Thuận Trà Tân Cương đã đặt ra, sự đồng hành của những thực khách yêu trà Việt chính là đòn bẩy để Trà Việt có thể được lan tỏa đúng với giá trị, song song bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa Việt
5.3 Bảng giá trà tại Thuận Trà Tân cương
Thị trường Trà Xanh Thái Nguyên hiện nay, với sự đa dạng các sản phẩm trà từ mẫu mã, bao bì, màu sắc, đến hương vị trà đã làm cho giá thành có sự chênh lệch khá lớn giữa các sản phẩm trà.
Trà Búp là loại trà nức tiếng với danh xưng “ngon, bổ, rẻ”, giá Trà Búp thường dao động từ 200.000-300.000 đồng/kg
Trà Móc Câu là loại trà với nguyên liệu khá tương đồng, nhưng những lá trà được lựa chọn yêu cầu có độ non hơn Trà Búp, khiến nước trà có sắc xanh ánh vàng, hương thơm nồng đượm. Vì vậy, giá Trà Móc Câu có phần nhỉnh hơn, dao động từ 300.000-500.000 đồng/kg
Trà Nõn Tôm là loại trà đặc trưng cho màu nước vàng óng ánh xanh, được thu hái từ búp non và 1 lá non liền kề, nên hương trà chỉ xếp đằng sau Trà Đinh, chứ khó mà thua kém bất kì loại danh trà nào khác. Chính vì chênh lệch trong hương vị giữa Trà Búp và Trà Nõn Tôm, giá trị Trà Nõn Tôm có thể lên tới 1 triệu 1kg, cụ thể dao động trong khoảng 500.000-1.000.000 đồng/kg
Trà Đinh là một trong những loại danh trà Việt đắt đỏ bậc nhất, nguyên liệu chỉ một đọt trà, vừa mất thời gian thu hái hơn, vừa khó chế biến hơn bởi độ non mỏng manh như sương sớm. Nhưng chính vì cái tinh hoa vất vả chắt chiu của người làm chè, mà vị Trà Đinh đượm mùi cốm dịu đã trở thành loại danh trà thượng hạng như ngày hôm nay. Giá Trà Đinh dao động trong khoảng 1.500.000-4.000.000 đồng/kg. Tuy giá Trà Đinh “chát” là thế, song Trà Đinh vẫn là loại Trà Xanh Thái Nguyên được đánh giá cao, được bao nhiêu nghệ nhân “trong tâm có trà” ưa thích sử dụng.
Bảng giá trên được cập nhật từ trang chủ Thuận Trà Tân Cương - Tinh hoa Trà Việt với đa dạng các dòng Trà Xanh Thái Nguyên được kiểm định chuẩn Vietgap, chất lượng cao. Ngoài ra vẫn có các sản phẩm trà Thái Nguyên đóng gói 100gr, 200gr, 500gr, ….với giá cả rất hợp lý.
Tham khảo thêm thông tin tại: https://thuantratancuong.com/
6. Những lưu ý khi chọn mua Trà Xanh Thái Nguyên
6.1 Gợi ý chọn nguồn mua và lượng mua
Người mua nên lựa chọn mua các sản phẩm Trà Xanh Thái Nguyên trực tiếp tại các cơ sở bán trà đạt chuẩn. Nếu gặp bất tiện trong việc mua trực tiếp do khoảng cách địa lý, nên nhờ người thân am hiểu trà Việt mua hộ.
Trường hợp không đạt được những điều kiện mua trực tiếp, người mua nên lựa chọn những trang bán Online uy tín, đạt chuẩn có giấy phép kinh doanh và kiểm định an toàn thực phẩm đầy đủ. Ngoài ra, đáp ứng các dịch vụ Chăm sóc khác hàng chất lượng, tư vấn nhiệt tình luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khác hàng và có chính sách đổi trả rõ ràng.
Lưu ý, nếu yêu thích các sản phẩm Trà Xanh Thái Nguyên cũng chỉ nên mua sản phẩm với định lượng vừa đủ để đảm bảo vị trà được thưởng thức tối ưu nhất trong phạm vi 6 tháng.
6.2 Lưu ý về bảo quản Trà Xanh Thái Nguyên
Các sản phẩm trà nên được bảo quản trong các hộp kim loại khô, sạch.
Lưu trữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn: 0-5 độ C
Hạn chế cho trà tiếp xúc với không khí
Đảm bảo không gian đặt trà sạch, trong để trà không bị nhiễm mùi
Thời gian sử dụng: 12-18 tháng
Hi vọng những thông tin về Trà Xanh Thái Nguyên cùng quy trình chuẩn hóa trong thu hái và chế biến của Thuận Trà Tân Cương sẽ hữu ích với bạn đọc.
Thuận Trà Tân Cương với thương hiệu Trà Thái Nguyên cao cấp chuẩn VietGap luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, sẵn sàng ĐỔI TRẢ HOÀN TIỀN nếu chất lượng trà không ưng ý. Mục tiêu đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho khách hàng trong cam kết chất lượng sản phẩm, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và thân thiện. Công ty luôn lắng nghe ý kiến và phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Khách hàng có thể tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm Trà Xanh Thái Nguyên của Thuận Trà Tân Cương vì cam kết trà sạch hoàn toàn, KHÔNG chứa các chất bảo quản, chất tạo màu,..., CÓ đầy đủ Chứng nhận ATTP, VietGap, OCOP, Chứng nhận địa lý Tân Cương, gắn mã vùng trồng, theo đúng tiêu chuẩn sản xuất Châu Âu
Hãy liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại: 0855.318.678 hoặc nhắn tin trực tiếp qua trang chính thức của Thuận Trà Tân Cương để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm nhé!
Xem thêm:
Viết bình luận