Theo thuyết dân gian, chè vằng mang lại nhiều sữa cho các mẹ về nhiều, đồng thời còn có tác dụng giảm cân tích cực. Người này truyền tai người kia rồi dần dần chè vằng được coi như 1 loại "thần dược" cho các mẹ trong việc "giảm cân lợi sữa". Nhưng cũng có thuyết cho rằng chè vằng mất sữa. Vậy thực hư như thế nào, hãy cùng Thuận Trà tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Nguồn gốc và đặc tính của chè vằng
Chè vằng có tên khoa học là Jasminum Subtriplinerve thuộc dòng họ Oliu, thường mọc hoang thành những cây bụi nhỏ. Chè vằng còn có nhiều tên gọi khác như dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ,...
Về đặc điểm: Thân cây chè vằng rất cứng, chi thành nhiều nhánh cây nhỏ và thường có đường kính khoảng 6mm, chiều dài của cây có thể lên đến 10 mét. Thân cây nhẵn và có màu xanh lục, lá mọc đối xứng có gân nổi rõ ở chính giữa.
Về địa điểm phân bố: Chè vằng chủ yếu mọc hoang ở vùng trung du và rừng núi cao, nhiều nhất ở dãy núi Hồng Lĩnh và núi Mông Gà.
Theo thực tế, chè vằng được chia làm 3 loại: chè vằng sẻ, chè vằng trâu và chè vằng núi. Tuy nhiên, do chè vằng núi không được sử dụng làm thuốc do không có dược tính nên con người chỉ sử dụng phổ biến 2 loại là chè vằng sẻ và chè vằng trâu.
Sở dĩ được chia thành 2 tên khác nhau là do 2 loài cây này tuy có hình dáng tương tự nhau, nhưng lại có sự khác biệt về kích thước:
Chè vằng sẻ: là loài cây có thân thân nhỏ, mảnh như chú chim sẻ. Lá của chè vằng sẻ có hình dáng nhọn và hoa màu trắng. Khi uống thì sẽ có vị đắng, và ngọt từ từ ở cổ họng. Chè vằng sẻ có màu nước vàng xanh trong, dược tính cao nên thường rất được ưa chuộng.
Chè vằng trâu: có lá và thân to hơn chè vằng sẻ. Phân bố mọc ở khắp nơi và thường sẽ dễ kiếm hơn so với chè vằng sẻ. Lá cây khi được phơi khô sẽ có màu nâu, nước chè sau khi pha có màu nâu sẫm. Chè vằng trâu sẽ khi uống không có vị đắng.
2. Thực hư việc chè vằng lợi sữa
Theo lý niệm dân gian
Theo quan niệm dân gian thì chè vằng có rất nhiều tác dụng như xua gió, bổ khí huyết, trị đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều, giúp chống viêm và giảm đau. Không chỉ vậy, lá chè tươi khi được sắc lên còn có tác dụng sát trùng vết thương và tắm chống chốc lở.
Còn khi lá pha lá chè vằng tươi dưới dạng trà sẽ giúp phụ nữ sau sinh chữa áp xe ngực hoặc viêm vú.
Theo lý giải đông y
Theo y học hiện đại, nhiều bác sĩ lý giải thì trong chè vằng có chứa chất glucozit gây đắng, có tác dụng kích thích ăn ngon miệng (kiện tỳ vị). Đó là nguyên nhân giúp kích thích tiết sữa giúp tăng số lượng cũng như chất lượng sữa của mẹ. Do đó chè vằng cũng giúp lợi sữa. Nhưng sẽ có tác dụng ngược lại nếu chè quá đắng.
Như vậy, dù chưa được nghiên cứu chính thức về tác dụng của chè vằng đối với sản phụ mất sữa song theo như lý giải đông y và kinh nghiệm của nhiều phụ nữ đã từng nuôi con bằng sữa mẹ thì uống chè vằng và cao lá trà vằng dù ít hay nhiều vẫn có lợi. Tuy chè vằng là thảo dược lành tính nhưng nếu các mẹ dùng trong thời gian dài với liều lượng cao thì có thể sẽ gây ra tác dụng ngược như mất sữa.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện cao chè vằng. Do đó mà có sự xuất hiện của rất nhiều sản phẩm chứa cao chè vằng như: viên uống lợi sữa, cốm lợi sữa, trà lợi sữa,... Nhưng để có hiệu quả tối ưu nhất, người sử dụng cần sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất nếu không sẽ không chỉ không gọi được sữa về mà còn mất luôn cả lượng sữa ít ỏi đang có.
3. Uống trà vằng có thể gây mất sữa hay không?
Uống trà vằng có thể gây mất sữa, tắc sữa. Nguyên nhân là do trà vằng cũng là 1 loại thảo dược, nếu các mẹ pha quá đậm với liều dùng cao sẽ có thể gây tác dụng ngược. Theo thống kê đã từng có nhiều trường hợp sản phụ phản hồi uống trà vằng mất sữa do không xác định được liều lượng dùng.
Nếu các mẹ biết cách sử dụng và sử dụng đúng liều lượng thì trà vằng có tác dụng rất tốt. Theo tiêu chuẩn liều lượng trà vằng thích hợp được khuyên dùng là khoảng 20 - 30g lá khô sắc uống một ngày. Đối với các loại cao chè vằng sẽ được nhà sản xuất tính toán từ đó để đưa ra hướng dẫn sử dụng.
4. Hướng dẫn sử dụng chè vằng đúng cách lợi sữa cho mẹ
Chè vằng khô
Thân và lá chè vằng thường được chặt nhỏ và đem đi phơi khô để dùng pha hoặc hãm cùng nước nóng. Trước khi sử dụng, người dùng cần lấy khoảng 50g chè vằng khô rửa thật sạch với nước nóng để loại bỏ bụi bẩn, cát sạn cũng như các tạp chất dính trên chè.
Sau khi rửa sạch, mang đi nấu cùng 2 lít nước, để trong 15 phút để tiết được hết dưỡng chất của chè vằng ra. Sau khi đun xong, rót ra bình hoặc bình giữ nhiệt để giữ ấm lâu hơn. Đặc biệt các mẹ nên uống chè vằng lợi sữa lúc còn nóng và nên uống hết trong ngày. Lưu ý là các mẹ không nên uống trà khi bụng đói.
Ưu điểm: Sử dụng chè vằng khô thì nước sẽ thơm hơn và các mẹ có thể kiểm soát được chất lượng của chè vằng hơn, không lo bị pha tạp chất.
Nhược điểm; Khi dùng chè vằng khô các mẹ phải tốn thời gian chuẩn bị và đun nấu. Bên cạnh đó khi đun chè vằng khô như vậy thì các tinh chất vẫn chưa tiết ra hết.
Cao chè vằng
Cao chè vằng được chiết xuất 100% từ thân và lá chè vằng đem đi cô đặc thành cao, không sử dụng bất cứ phụ gia, chất phẩm màu hay các chất bảo quản nào khác. Do có chiết xuất 100% thành phần từ thân cây và lá cây vằng nên cao chè vằng có tác dụng lớn giúp bồi bổ cơ thể mẹ, tăng cường tuyến sữa, lợi sữa cho con. Cao chè vằng thường sẽ có hạn sử dụng khoảng 2 năm.
Khi sử dụng, các mẹ sẽ cắt 1 miếng cao chè vằng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và pha cùng với 2 lít nước sôi sau đó dùng đũa khuấy cho tan ra. Các mẹ có thể uống nóng hoặc lạnh đều được tùy thuộc vào sở thích từng người. Có thể sử dụng để uống hằng ngày.
Ưu điểm: nhanh tiện lợi, tiết kiệm được nhiều thời gian, sử dụng tối đa tinh chất trong chè vằng.
Nhược điểm: do được phân phối nhiều trên thị trường nên thường sẽ không kiểm soát được chất lượng nên cần mua ở những nơi uy tín.
5. Những lưu ý khi sử dụng chè vằng lợi sữa
CẤM sử dụng chè vằng đối với phụ nữ mang thai bởi chè vằng có khả năng tạo co bóp tử cung sẽ gây sảy thai hoặc sinh non.
Lá chè vằng có hình dạng gần giống lá ngón nên phải cẩn thận khi sử dụng tránh gây tử vong.
KHÔNG được lạm dụng uống quá nhiều chè vằng hoặc uống với liều lượng đặc sẽ gây nguy cơ mất.
Mẹ sữa bị huyết áp thấp sử dụng chè vằng có thể gây ngất xỉu do tụt huyết áp.
Tuy nhiên, để có nguồn sữa dồi dào và chất lượng, ngoài việc uống chè vằng, các mẹ cần kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ. Hoặc các mẹ có thể dùng thêm các loại nước uống giúp lợi sữa khác như: nước đậu đen, đậu đỏ hoặc gạo lứt rang.
Viết bình luận