Trà là thức uống tinh thần đáng quý, đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao dân tộc. Không biết từ bao giờ trà đã trở thành một trong những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Cùng với dòng thời gian chảy trôi không ngừng, Trà Việt đã có những thay đổi độc đáo xuyên suốt hành trình lịch sử dân tộc Việt. Hãy cùng Thuận Trà Tân Cương khám phá xu hướng uống trà trong văn hóa trà Việt hiện nay, để cập nhật thêm gu trà của tầng lớp tinh anh đất Việt. Qua đó học hỏi thêm được nhiều điều về tầm ảnh hưởng, sự sáng tạo trong nghệ thuật chế biến trà và thưởng trà.
1. Thần thoại về nguồn gốc của trà
Theo truyền thuyết dân gian cổ xưa của người Hoa Bắc, khoảng 3.000 năm TCN, trà đã được phát hiện bởi một trong Tam Hoàng - Thần Nông. Ông nổi tiếng tinh thông y dược và đã từng nếm thử 72 loại độc khác nhau.
Cơ duyên về cuộc gặp gỡ giữa Thần Nông và trà đã được người xưa kể lại: Khi Thần Nông đang ngồi đun nước, đã có những chiếc lá xanh rơi vào trong chum nước đang sôi của ông. Thần Nông đã nếm thử và nhận ra công dụng thần kỳ chữa được 72 loại độc mà ông đã từng thử qua. Từ đây, đánh dấu cột mộc khởi nguồn cho lịch sử trà Trung Hoa.
2. Đôi nét về trà Việt
Việt Nam cũng có truyền thuyết về nguồn gốc của trà được tương truyền từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước (2879 - 257 TCN). Trà đã được phát hiện bởi Quý phi của Hùng Duệ Vương. Ngay sau khi nhận ra công dụng thần kì và tự mình khám phá quy trình trồng trọt, chăm bón của lá trà. Quý phi đã lan truyền tri thức đến người dân Việt. Khởi nguồn cho giai thoại của Trà tại Viêt Nam gắn liền với sự phát triển của lịch sử dựng nước, xây dựng nền móng tri thức Việt.
Xuyên suốt khoảng 4000 năm lịch sử kể từ khi hình ảnh “trà” xuất hiện tại Việt Nam, gốc gác của trà vẫn là một vấn đề tranh cãi cho đến tận ngày nay. Không ai phủ định tầm ảnh hưởng của trà với lịch sử lâu đời từ cái nôi Đông Nam Á đến phổ biến toàn cầu. Tuy nhiên mỗi dân tộc lại có những đặc trưng văn hóa Trà riêng làm nên hương vị “cách tân”, không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo của nét đẹp thưởng trà. Việt Nam cũng không ngoại lệ, văn hóa Trà Việt được coi là một trong những nét đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh lá trà giống như con người Việt: mộc mạc nhưng thơm thảo với đời, với người.
"Nhặt chút hương tĩnh lặng,
Hãm chung trà vô vi.
Cùng cảo thơm thi bút,
Mời bằng hữu cố tri."
(“Mời trà” – Mai Quang)
Chắt chiu trong từng tinh chất lá trà là tình làng nghĩa xóm, là món quà giao hảo, gắn kết người với người, để cùng nhau tạo dựng mối quan hệ xã hội và bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt.
3. Văn hóa trà Việt xưa
Đã có giai đoạn trà Việt xưa chỉ được phục vụ riêng cho những người ở tầng lớp quyền quý như vua chúa, quý tộc và quan lại. Chính vì vậy, người pha trà và người thưởng trà ở thời điểm bấy giờ đều đòi hỏi sự tinh tế và kiến thức sâu rộng về trà như những nghệ nhân. Pha trà là nghi lễ, với những yêu cầu phức tập về quy tắc chọn trà, đo lượng trà, cần phải để ý tỉ mỉ cả về nhiệt độ nước, thời gian pha trà và phương thức thưởng trà. Một phần quan trong trong văn hóa trà xưa còn phải kể đến các yêu cầu về chế tác và sưu tầm các bộ trà cổ. Những bộ trà được chế tác bằng gốm sứ và mang tính nghệ thuật cao thường được sử dụng để pha trà và trưng bày trong các buổi tiếp khách.
3.1 Nghi lễ pha trà xưa
Tiền nhân từng có câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Đây chính là 5 yếu tố được chú trọng trong nghi lễ pha trà, thưởng trà của người Việt xưa.
“Nhất nước”: trà xưa thường pha bằng nước sương mai đọng trên lá sen, được cẩn thận thu thập từ lúc mặt trời còn chưa ló rạng. Thâm chí nước mưa cũng có thể được người xưa tận dụng bằng cách lưu trữ trong lu để pha trà, khiến cho vị trà tiền chát hậu ngọt thanh, cô đọng vi hương lan tỏa nơi cuống họng của người thưởng trà.
“Nhì trà”: trà phải được lựa chọn kĩ lưỡng khi tiếp các đối tượng khác nhau. Đồng thời cân đo đong đếm cẩn thận lượng trà để phù hợp với khẩu vị uống trà đậm nước hay nhạt nước của người bạn hữu thưởng trà.
“Tam bôi, tứ bình” ám chỉ dụng cụ pha trà với ấm trà, 4 chén quân, 1 chén tống.
“Ngũ quần anh”: đối tượng thưởng trà cũng được đặc biệt chú trọng. Tìm được bạn hữu uống trà giống như tìm được tri kỷ. Là những người chung một đam mê về thưởng trà để có thể sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện hữu duyên cho nhau một cách thân tình, gần gũi, tự nhiên nhất, cũng như cảm nhận hết những giá trị gắn kết tinh thần quý báu chắt chiu trong từng tinh chất lá trà.
Các tiền nhân còn đặt tên cho nhiều lần nước của trà: Nước đầu là nước “Thiếu nữ”, chát nhạt, thanh ngọt dịu êm. Nước hai là nước “Thiếu phụ”, đậm đà, đằm thắm nhưng dễ lắng đọng nhân tâm hơn. Với tùy khẩu vị của bạn hữu thưởng trà, mỗi loại trà, mỗi lần nước trà, từng thao tác thưởng trà sẽ đều đem đến những cảm nhận phong phú khác nhau trong nghệ thuật trà Việt xưa.
3.2 Sưu tầm các bộ trà cổ lưu giữ Văn hóa trà Việt xưa
Các bộ trà cổ xưa đa phần được sản xuất từ gốm Nam Bộ (gốm Lái Thiêu). May thay, một số bộ trà cổ vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay cho thấy sự tỉ mỉ của người Việt xưa trong nghệ thuật chế tác và sáng tạo các dụng cụ pha trà. Đồng thời những ấm trà hay các dụng cụ pha trà xưa được sưu tầm còn để bảo tồn những giá trị thuộc về lịch sử Việt, sự phát triển văn hóa tinh thần dân tộc với dấu mốc mãi trường tồn.
4. Văn hóa trà Việt ngày nay
Trà Việt nay là sự cách tân dưới những góc nhìn hiện đại và sự đổi mới của trà Việt xưa, không chỉ trở thành một thức uống phổ biến với mọi tầng lớp dân tộc Việt mà còn được sáng tạo trong quy trình chế biến và phục vụ trà để người dân Việt cũng như bạn bè quốc tế có thể thưởng trà và tìm hiểu về văn hóa trà Việt Nam mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng.
4.1 Cách thức thưởng trà nay
Trà Việt nay không còn quá cầu kì trong nghi thức pha trà hay thưởng trà, mà chú trọng hơn vào tâm của người pha có muốn thưởng thức đủ các tầng hương vị của trà hay không. Trước khi chọn được loại trà phù hợp, ang áng lượng vừa ý để tiến hành pha, bộ ấm trà và các dụng cụ pha trà cần được tinh lọc qua một lượt nước nóng để đảm bảo độ sạch của thành phẩm. Đồng thời để thưởng thức được hết tinh túy của vị trà, trước tiên nên đánh thức khứu giác bằng cách đưa trà lên gần chóp mũi để cảm nhận, sau đó mới từ từ nhâm nhi các ngụm nhỏ, cảm nhận hương vị chậm rãi lan tỏa qua đầu lưỡi, vẫn là tiền chát hậu ngọt bùi, hương vị từ xưa đến nay mãi lắng đọng trong hồn người.
4.2 Không gian thưởng trà nay
Những không gian là sự đan cài, lồng ghép các nét tinh hoa của kiến trúc truyền thống và hiện đại, tạo ra vô vàn không gian đẹp mắt và thoải mái cho khách hàng thưởng trà. Với xu hướng thiết kế theo phong cách truyền thống và kiến trúc đơn giản, nhẹ nhàng, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi. Các quán trà ngày nay thường có không gian mở, có thể là trong nhà hay ngoài trời, để khách hàng có thể thưởng trà trong không gian tự nhiên và thoải mái. Trang trí cũng đề cao nét truyền thống, sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá và tre để tạo nên một không gian ấm cúng và hài hòa với thiên nhiên.
Song, bên cạnh sự mọc lên san sát của các quán trà làm nên cảnh quan đô thị Việt Nam phát triển năng động như hiện tại, còn phải kể đến nét đẹp của thức uống Trà Đá Việt Nam nổi lên nơi vỉa hè góc phố, giản dị nhưng gần gũi và chân thật nét làng quê, ngõ xóm truyền thống Việt Nam.
4.3 Ý nghĩa thưởng trà trong văn hóa Việt nay
Thưởng trà trong văn hóa Việt không chỉ đơn thuần là uống một ly nước mà còn là khoảnh khắc tận hưởng và nhìn nhận cuộc sống. Thưởng trà là quá trình hài hòa giữa vị giác, khứu giác và thính giác: nếm được từng giọt trà thẩm thấu qua đầu lưỡi, cảm nhận được mùi hương thanh mát vừa ngọt bùi vừa tê vị đắng nhẹ. Điều cách tân trong văn hóa trà Việt nay là sự đa dạng trong lựa chọn không gian uống trà: không gian ưa thích cho trà Việt ngày nay vừa có thể là yên tĩnh nơi hàng quán, cũng có thể là náo nhiệt nơi vỉa hè, lắng nghe âm thanh của người đối người, âm thanh của cuộc sống.
5. Một số loại trà Việt phổ biến hiện nay
Ngoài loại trà đen truyền thống, Việt Nam cũng sản xuất và tiêu thụ nhiều loại trà khác như trà xanh, trà sen, trà hương vị, trà thảo mộc, .... Mỗi loại trà mang một hương vị đặc trưng và được chế biến theo các phương pháp truyền thống khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa Việt Nam và cho lựa chọn của người tiêu dùng Việt cũng như bạn bè quốc tế. Tuy nhiên được ưa chuộng nhất gần đây, không thể không kể đến 3 danh trà lừng lẫy:
5.1 Trà Shan Tuyết Tây Bắc
Trà Shan Tuyết Tây Bắc đặc trưng trong màu trắng bí ẩn của bông tuyết, búp trà đầy đặn, song vẫn non tơ, đảm bảo thu hái từ những cây trà Shan Tuyết cổ thụ mọc ở độ cao 1500 mét so với mực nước biển tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Chính vì nguyên liệu quý hiếm và được thu hái khá kì công, danh trà vẫn thu hút vị giác của những nghệ nhân thưởng trà khó tính nhất bởi vị ngọt nhẹ và hương thơm thuần khiết hiếm lạ.
5.2 Trà Sen Tây Hồ
Đặc trưng nổi tiếng của Trà Sen Tây Hồ phải kể đến sự kết hợp sáng tạo giữa trà Tân Cương Thái Nguyên trứ danh cùng hương hoa sen tươi mát của “quốc hoa” Việt Nam với tiêu chuẩn chọn lựa kĩ càng tại vùng Tây Hồ chất lượng bậc nhất. Thưởng thức Trà Sen Tây Hồ vừa là thưởng trà, vừa là thưởng hoa, cũng là quá trình lắng đọng tâm hồn để cảm nhận sự quyện hòa tạo nên hương vị thanh mát, thuần khiết, tiền chát dịu, hậu vẫn ngọt bùi, từ từ lan tỏa khắp các giác quan, thâm nhập lòng người.
5.3 Trà Tân Cương - Thái Nguyên
Tân Cương - Thái Nguyên nổi tiếng là vùng sản xuất, tiêu thụ trà xanh ngon bậc nhất. Trong đó, không thể bỏ qua danh tiếng từ bốn loại trà truyền thống đã làm nên thương hiệu của người Thái Nguyên:
Trà Búp: là loại trà xanh truyền thống đặc trưg nhất, được thu hái 1 tôm kèm 2 - 3 lá non, nước Trà Búp có màu vàng đậm hút mắt, cùng vị hương nồng, êm dịu. Một số sản phẩm Trà thuộc dòng Trà Búp phổ biến trên thị trường trà Việt hiện nay như: Trà Bắc Thái Nguyên, Trà Xanh truyền thống, Trà Tân Cương Đặc sản
Trà Móc Câu: Cái tên độc đáo “móc câu” là do trong quá trình sản xuất, búp non được xao đến khi cong lại như cái móc câu nối đuôi nhau. Đặc trưng của loại trà còn bởi màu xanh ánh vàng mật cùng hương thơm dịu khó cưỡng.
Trà Nõn Tôm: Nguyên liệu thu hái 1 tôm kèm 1 lá non liền kề khá tương tự trà Móc Câu, nhưng đòi hỏi độ non của lá trà phải hơn một tầng. Chính vì yêu cầu đó, trà khi pha sẽ có màu vàng óng hơn và độ dậy hương cao hơn.
Trà Đinh còn có tên gọi khác là “Nhất đinh trà”. Qua tên gọi cũng có thể nhận thấy vị thế Trà Đinh so với các loại trà khác cùng thời. Chính bởi quá trình thu hái, chế biến cầu kì, cùng yêu cầu lựa chọn nguyên liệu phải là những đọt trà non tơ tinh túy nhất, mà trà đinh được đánh giá là loại trà đắt đỏ bậc nhất, song chất lượng thành phẩm luôn thuộc hàng thượng hạng với hương cốm quyện hòa, đặc trưng khó cưỡng.
Xem thêm: Tìm hiểu về Trà Xanh Thái Nguyên, quy trình thu hái và chế biến
5.4 Lưu ý trong chọn mua các sản phẩm trà nay
Với sự phổ biến của trà Việt trong thị trường trong nước hiện nay, không phải cơ sở nào cũng đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như phục vụ những sản phẩm trà uy tín đến người tiêu dùng. Vì vậy, cần có sự chọn lựa kĩ lưỡng trong quá trình tìm kiếm những nguồn mua các sản phẩm trà đảm bảo chất lượng sản phẩm, có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, thân thiện, cùng chính sách đổi trả rõ ràng, chi tiết.
Thuận Trà Tân Cương - HTX Tâm Trà Thái chính là một trong số ít các cơ sở sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm trà sạch uy tín bậc nhất. Tự hào sở hữu vườn Trà Tân Cương cổ từ năm 1920, quá trình thu hái chế biến cũng được trực tiếp các Nghệ Nhân Chân Truyền thực hiện, chăm bón theo đúng tiêu chuẩn VietGap có đầy đủ chứng nhận ATTP,.... Vì vậy, các sản phẩm trà của Trà Tân Cương luôn đảm bảo đặt khách hàng lên hàng đầu và là lựa chọn ưu tiên của nhiều thực khách yêu trà hiện nay.
6. Gu trà của giới trẻ Việt Nam
Điểm đặc biệt đầu tiên phải kể đến là hình thức uống trà, khi liên tưởng đến uống trà, thưởng trà, phần nhiều sẽ liên tưởng đến bộ ấm trà với các dụng cụ pha trà đặc biệt, trà được pha bằng nước nóng và được rót ra chén nhỏ để nhâm nhi thưởng thức. Trà thường có vị tiền chát đắng, hậu ngọt bùi, nên quá trình thưởng trà đòi hỏi sự tĩnh tại nhất định nơi tâm hồn, mới có thể nếm ra vị đúng của trà.
Tuy nhiên, đa phần giới trẻ ngày nay với gu trà thiên ngọt, vị chát rất nhạt. Đặc biệt hình thức tách đựng trà lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, hương thơm của trà cũng bị kém đi một tầng, cốt trà đa phần sẽ được pha trộn với đủ các công thức khác nhau và được uống lạnh nhiều hơn.
6.1 Trà sữa
Nổi lên như một “hiện tượng”, trà sữa là công thức kết hợp độc đáo giữa các cốt trà truyền thống (trà xanh, trà nhài, trà ô long, …) cùng các loại bột trà sữa đa dạng vị (khoai môn, matcha…). Điều đặc biệt còn ở các topping đi kèm với một ly trà sữa: trân châu cùng đủ kiểu thạch hoa quả hấp dẫn,...
6.2 Trà chanh, trà đào, trà tắc
Các loại cốt trà truyền thống kết hợp với các quả mang tính thanh nhiệt như chanh, đào, tắc,.. chính là lựa chọn lý tưởng cho tính tiện lợi, dễ chế biến và là giải pháp gần như tối ưu nhất của giới trẻ giữa mùa hè nóng bức. Sự độc đáo, không giới hạn trong kết hợp trà chính là nguyên nhân hình thành nên các sản phẩm trà đơn giản mà lại thu hút, khó cưỡng như vậy.
6.3 Trà đá
Đường phố Việt Nam hiện nay không còn hiếm lạ với những hình ảnh cốc trà đá, từ hàng nước đầu ngõ, trên vỉa hè đến việc hiện diện trong khắp các menu hàng quán Việt Nam. Sự phổ biến của cốc trà đá không giống với những “hiện tượng” như trà sữa các loại mà mang một chất gì đó bình dị hơn gần gũi hơn với nét đẹp văn hóa Việt. “Trà đá đi”, “Qua …. làm cốc trà đá đi”, xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trong giao tiếp của người Việt, hai tiếng “trà đá” quen thuộc và bình yên đến lạ. Giá thành một cốc trà đá chỉ rơi vào 3.000 VNĐ- 5.000 VNĐ/cốc to, nguyên liệu đơn giản chỉ là cốt trà và những viên đá mát lạnh, có thể bỏ thêm đường nếu thực khách yêu cầu, nếm vào vừa có hương, vừa có vị trà nồng đậm thêm cảm giác mát lạnh, sảng khoái sực lên đại não. Chính những điều tưởng chừng nghe rất đơn giản ấy đã làm nên đặc trưng thương hiệu “trà đá vỉa hè” hay nói cách khác chính là biểu tượng mới trong nền văn hóa Việt Nam rất đáng chiêm nghiệm và thưởng thức.
Các loại đồ uống được ưa chuộng trong gu trà của giới trẻ Việt Nam hiện nay đều có điểm chung là quá trình đơn giản, không quá cầu kì hay gò bó trong công đoạn và cách kết hợp, để vừa nhanh chóng thưởng thức được một ly trà mát lạnh tại các hàng quán, cũng có thể dễ dàng chế biến tại nhà.
Xem thêm: Chú ý những điều này khi uống trà đá có thể bảo vệ sức khỏe của bạn
7. Tổng kết
Văn hóa Trà Việt vốn bình dị, gần gũi, là cách sống của người Việt chiêm nghiệm trong từng giọt trà xưa và nay, ngàn đời vẫn đẹp, vẫn quý. Sự mới mẻ trong gu trà của giới trẻ Việt Nam đã từng gây tranh cãi nhiều bởi nỗi lo sợ sự khác biệt quá lớn trong phong cách uống trả có thể làm mất đi sắc thái của văn hóa truyền thống trà Việt.
Tuy nhiên có thể nói gu trà của giới trẻ Việt Nam ngày nay thực chất là sự cách tân vô cùng độc đáo, tái hiện sự phong phú trong ẩm thực Việt, sáng tạo, phát triển không ngừng của văn hóa Việt. Đồng thời gu trà cách tân ấy đã đa dạng chứ không phải làm mất đi những giá trị truyền thống xưa, trà xưa vẫn được lưu truyền, bảo tồn qua những câu chuyện, những dụng cụ, bộ ấm trà cổ được sưu tầm. Người Việt Nam nói chung và giới trẻ Việt nói riêng sẽ không bao giờ quên đi cái gọi là cội nguồn, chỉ có không ngừng bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của lịch sử mới đích thực là “thêu hoa trên gấm”, làm đẹp thêm cho văn hóa dân tộc Việt.
Hi vọng những thông tin của Thuận Trà Tân Cương về văn hóa trà Việt và gu trà của giới trẻ Việt Nam ngày nay sẽ hữu ích với bạn đọc.
Ngoài ra, nếu bạn là người đam mê trà và muốn tìm hiểu trà trong văn hóa Việt, nhưng băn khoăn trong lựa chọn mua các sản phẩm trà đâu mới uy tín, có thể tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm Trà Việt của Thuận Trà Tân Cương vì cam kết trà sạch hoàn toàn, KHÔNG chứa các chất bảo quản, chất tạo màu,..., CÓ đầy đủ Chứng nhận ATTP, VietGap, OCOP, Chứng nhận địa lý Tân Cương, gắn mã vùng trồng, theo đúng tiêu chuẩn sản xuất Châu Âu
Hãy liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại: 0855.318.678 hoặc nhắn tin trực tiếp qua trang chính thức của Thuận Trà Tân Cương để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm nhé!
Viết bình luận