Cẩm Nang Trà

"Trà sữa học" P1: Khái niệm, nguồn gốc, các loại trà sữa phổ biến

Trà sữa là sản phẩm đồ uống đã trở thành "hot trend" không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên chúng ta có tự hỏi: trà sữa có nguồn gốc từ đâu? Có bao nhiêu loại trà sữa; hay loại trà nào pha trà sữa ngon nhất? Hãy cùng Thuận Trà tìm hiểu qua chuỗi bài viết liên quan đến chủ đề "Trà sữa học" này nhé!

1. Trà sữa là gì?

Trà sữa là một loại thức uống đã quá quen thuộc với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là loại đồ uống hấp dẫn mọi đối tượng. Điều thu hút ở trà sữa chính là sự hòa quyện của trà và sữa tạo nên những hương vị mới lạ. Thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm của trà, sự thanh mát và béo ngậy, sự đậm đà của sữa. Hai hương vị này khi kết hợp với nhau rất hoàn hảo.

Mỗi thương hiệu trà sữa sẽ mang lại một hương vị khác nhau. Nhưng cho dù thiên về nguyên liệu nào thì trà sữa cũng là thức uống sẽ làm hài lòng kể cả những vị khách khó tính.

2. Trà sữa có nguồn gốc từ đâu?

Ở Việt Nam nói riêng và đa phần các nước chuộng trà sữa nói chung đều ít nhiều ảnh hưởng bởi các dòng trà sữa Đài Loan, nơi bắt đầu và phát triển từ khoảng 30 năm trước. Đây là đồ uống có sự kết hợp giữa các nguyên liệu quen thuộc là trà, sữa và các topping. Nhờ đó, đồ uống với hương vị thơm ngon của trà quyện trong vị ngọt của sữa, làm cho người uống có cảm giác vô cùng dễ chịu và sảng khoái.

2.1. Trà pha sữa hay sữa pha trà?

Tuỳ vào mỗi quốc gia mà cách pha chế trà sữa cũng sẽ khác nhau:

  • Ở Anh: người Anh vẫn giữ được cách pha trà sữa truyền thống. Đó chính là cho sữa vào trước rồi mới cho trà vào sau. Nhờ vậy mà trà sữa có vị thơm và cân bằng được hàm lượng cafein.

  • Ở Ấn Độ: người Ấn đun túi trà cùng các loại thảo mộc như: hoa hồi, gừng, lá nguyệt quế, đinh hương, quế, thảo quả trong khoảng 10 phút rồi mới thêm các nguyên liệu khác như đường, sữa vào.

  • Ở Việt Nam: cách pha trà sữa ở Việt Nam thường là cho trà, syrup, sữa, bột béo, đá,... vào chung 1 bình và lắc đều đến khi thành 1 hỗn hợp hoà quyện.

2.2. Nguồn gốc trà sữa

Ở Việt Nam, công thức trà sữa Đài Loan với những hạt trân châu dẻo dai, ngọt ngào, mát lạnh cực kỳ thông dụng. Tuy nhiên, nước Anh chính là quốc gia khởi nguồn cho đồ uống vạn người mê này.

Vào thế kỷ 17 - 18, thú vui tao nhã của tầng lớp quý tộc Anh chính là thưởng thức trà. Tuy nhiên, khi cho trà nóng vào tách bằng sứ sẽ dễ bị vỡ. Vì thế, họ đã cho thêm sữa vào trước rồi cho trà vào sau. Nguồn gốc của món trà sữa đã ra đời từ đây. 

3. Các loại trà sữa phổ biến - Trà sữa có những vị gì?

Có rất nhiều hương vị trà sữa khác nhau, dưới đây Thuận Trà giới thiệu đến bạn 1 số loại phổ biến nhất nhé.

3.1. Trà sữa trân châu (Trà sữa Đài Loan)

Trà sữa trân châu là thức uống luôn có mặt trong các menu tại các quán trà sữa hay các quán ăn vặt. Trà sữa trân châu là sự kết hợp hoàn hảo giữa trà, sữa tươi cùng hạt trân châu mềm, dai. Uống vào và cảm nhận vị chát dịu của trà, vị ngọt quyện chút thơm của sữa cùng với những hạt trân châu dai dai sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

3.2. Trà sữa Thái

Trà Thái được sử dụng phổ biến ở Thái Lan dùng để pha trà sữa. Loại trà này có nhiều công dụng tuyệt vời như chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm nguy cơ ung thư. Nhất là giúp làm thanh nhiệt cơ thể hiệu quả cho những ngày hè nắng nóng. 

3.3. Trà sữa Hokkaido

Trà sữa Hokkaido hay còn được gọi là "Nidashi Milktea" thường có phần nước cốt trà là từ hồng trà pha với sữa và sốt tạo vị ngọt như caramel hoặc đường nâu. Loại thức uống này được sản xuất từ Hokkaido - nơi có nền công nghiệp nổi tiếng sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa.

3.4. Trà sữa Latte

Nếu như người Việt có cách pha cafe sữa bạc xỉu, thì Latte lại là cách pha cafe sữa phổ biến của người Ý. Latte được làm từ Espresso, sữa nóng và bọt sữa. Điểm đặc biệt làm nên tên tuổi cho cafe Latte chính là lớp bọt sữa đậm chất nghệ thuật.

3.5. Trà sữa Mông Cổ (Suutei tsai)

Trà sữa là thức uống phổ biến nhất ở Mông Cổ. Người dân uống trà sữa hàng ngày, thậm chí là còn nhiều hơn nước lọc. Món thường được dùng để tiếp đón khách khi đến nhà của người Mông Cổ. Khi đến nơi, du khách thường được mời món trà sữa với đồ ăn nhẹ. Trà sữa có thể được uống trực tiếp, kết hợp với boortsog hoặc với bánh bao.

3.6. Trà sữa phong cách Hồng Kông

Hương vị của trà sữa Hồng Kông rất đậm đà, béo ngậy và khó quên. Một ly trà sữa Hồng Kông đúng chuẩn sẽ phải có ba loại trà kết hợp: trà thô, trà trung, trà nhuyễn. Trà dùng để pha thường dùng ba loại lá trà với độ ủ khác nhau, để đạt được vị trà tuyệt hảo từ đầu lưỡi đến cuống họng.

3.7. Trà sữa Nhật (Trà sữa Hoàng Gia)

Khi tới Nhật Bản, bạn sẽ không thể bỏ qua món trà sữa Hoàng Gia. Loại trà này còn gọi là “trà hầm”. Với trà sữa thông thường, người Nhật có thể pha chế trà đen với sữa rồi chưng cách thủy. Nhưng với trà sữa Hoàng Gia thì sẽ đun lá trà trực tiếp với sữa.

3.8. Các loại trà sữa Ấn: Irani chai, Masala chai, Pakki chai…

Theo thống kê, Ấn Độ đứng đầu bảng xếp hạng các nước tiêu thụ chè và cũng là nước xuất khẩu chè lớn thứ 2 trên thế giới. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những loại trà nào được người dân ưa chuộng tại đây nhé:

  • Masala Chai: Masala Chai có vị ngọt và cay nồng với hương thơm độc đáo từ nhiều loại thảo mộc.

  • Trà Assam: trà Assam có mùi vị nhẹ nhàng, thanh tao.

  • Trà Noon Chai: đây là một loại trà truyền thống từ Kashmir. Loại trà này có màu hồng, có vị rất khác so với các loại trà chúng ta thường uống. 

4. Dùng trà gì để pha trà sữa?

Tùy vào mỗi loại trà sữa cũng như hương vị sẽ có những cách chọn trà cho phù hợp.

Những loại trà thường được sử dụng trong loại thức uống này như: trà xanh, trà ô long, hồng trà, trà Thái, trà Thiết Quan Âm,...

5. Các loại topping cơ bản trong trà sữa

Topping được hiểu là phần bên trên của một bề mặt nào đó và được thêm vào bên trên ly trà sữa được gọi là topping. Phần topping nhiều màu sắc khiến nhiều bạn trẻ khó chối từ.

5.1. Trân châu

Trân châu trong trà sữa được yêu thích ở nhiều nước trên thế giới. Từ nguyên liệu và cách làm trân châu truyền thống, nhiều người đã sáng tạo ra trân châu trắng dẻo, trân châu trắng giòn, trân châu sợi, trân châu hoàng kim hay những viên trân châu có nhân bắp, khoai môn, cơm dừa…

5.2. Thạch rau câu

Những khối thạch rau câu giòn giòn khiến nhiều bạn trẻ thích thú. Cách nấu thạch rau câu quan trọng ở giai đoạn nấu sao cho vừa đủ lượng nước, không bị vón cục.

5.3. Thạch củ năng

Ngoài thạch rau câu, bạn có thể làm topping trà sữa khác như: thạch củ năng, thạch khoai môn, thạch bắp, thạch cơm dừa… 

5.4. Pudding

Pudding tương tự như bánh flan nhưng mềm và tan ngay trên đầu lưỡi. Có nhiều loại pudding khác nhau như pudding phô mai, pudding trứng, pudding chocolate, pudding trà xanh…

5.5. Khúc bạch

Khúc bạch tuy có giá thành hơi cao nhưng vẫn rất được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, kết hợp hoàn hảo với nhiều loại trà sữa.

6. Trà sữa bảo quản được bao lâu?

Thành phần chính của trà sữa chính là trà và sữa. Đây đều là những thành phần nhanh hỏng và dễ bị biến đổi. Khi đặt trà sữa tại quán, nhân viên sẽ khuyên nên uống ngay để đảm bảo độ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu nấu trà sữa tại nhà, thời gian bảo quản hợp lý nhất là từ 6 – 9 tiếng. 

Tuy nhiên, nếu biết cách bảo quản, đồ uống này có thể sử dụng được lâu hơn. Có 2 cách để giữ được vị ngon cho trà sữa đó là bảo quản ở nhiệt độ thường và trong tủ lạnh. Nếu ở nhiệt độ thường, trà sữa nên được uống trong ngày. Còn nếu bảo quản ở tủ lạnh thì có thể lên tới 2 - 3 ngày. 

Như vậy bài viết đã chia sẻ tới bạn khái niệm, nguồn gốc và các loại trà sữa hiện nay trên thị trường được nhiều người yêu thích. Bạn cũng có thể lựa chọn danh sách các loại trà sữa cho cửa hàng của mình. Chúc các bạn thành công!

Đang xem: "Trà sữa học" P1: Khái niệm, nguồn gốc, các loại trà sữa phổ biến

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng