Trà sữa trở thành thức uống ngon miệng và được ưa thích nhất hiện nay. Mỗi công thức pha chế khác nhau sẽ mang lại hương vị trà sữa khác nhau. Vậy công thức pha trà sữa truyền thống như thế nào? Hãy cùng Thuận Trà Tân Cương tìm hiểu nhé.
5 loại nguyên liệu làm trà sữa tại nhà
Dùng trà nào để pha trà sữa?
Nguyên liệu chính để pha chế trà sữa không thể không nhắc đến trà. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trà nhưng có 3 loại trà phổ biến nhất dùng để pha trà sữa được nhiều người sử dụng đó là: trà xanh (lục trà), trà đen (hồng trà) và trà ô long.
Mỗi loại trà sẽ có một vị khác nhau, và chính vì những vị khác nhau đó sẽ quyết định hương vị, độ ngon của trà sữa tùy theo sở thích của mỗi người.
Sữa đặc hay sữa tươi?
Để pha chế trà sữa trân châu truyền thống, không thể thiếu sữa. Bạn có thể sử dụng sữa đặc hoặc sữa tươi để làm nguyên liệu.
Các loại bột
Bột kem béo là loại bột phổ biến nhất thường được dùng để pha trà sữa. Bột béo có tác dụng làm trà sữa thơm ngon hơn.
Bên cạnh bột kem béo, bạn có thể sử dụng các loại bột khác như: bột trà xanh, bột than tre hoặc bột khoai môn,...
Topping
Khi trà sữa ngày càng phổ biến, các loại topping cũng dần trở nên đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Ngoài trân châu, các loại topping phổ biến hiện nay là: bánh flan, thạch củ năng, thạch phô mai, thạch khúc bạch, thạch rau câu,...
Hương liệu, rau quả trang trí
Ngoài những nguyên liệu trên, nhiều người còn cho thêm những hương liệu bổ sung để ly trà sữa thêm phần hấp dẫn. Có một số hương liệu quen thuộc như: nhài, xoài, đào, dâu tây, cam, việt quất,...
Cách pha trà sữa truyền thống tại nhà
Nguyên liệu pha trà sữa truyền thống:
Trà đen (hoặc bất kỳ loại trà nào bạn thích hoặc trà túi lọc): 20 gam
Nước lọc: 500ml
Sữa tươi: 500ml
Đường nâu: 70 gam
Nấu trà
Đầu tiên, đun sôi 500ml nước lọc, sau đó cho 20g trà đen vào đun sôi. Giảm nhiệt xuống mức trung bình và để trà đen sôi trong 5 phút.
Pha trà sữa
Sau khi trà đen sôi được vài phút thì cho 70gr đường nâu vào khuấy đều. Khuấy đều cho đến khi ấm trà sôi trở lại thì cho 500ml sữa tươi không đường vào. Tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp gần sôi thì tắt bếp.
Hoàn thành
Sau khi pha trà sữa, lọc qua rây để loại bỏ bã trà. Sau khi trà sữa nguội, đổ vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh.
Thành phẩm
Trà sữa uống lạnh ngon nhất, nên cho thêm đá viên và một số nguyên liệu như trân châu, thạch… để món trà sữa truyền thống thơm ngon, hấp dẫn hơn. Trà sữa toát lên hương thơm của hồng trà, ngọt ngào của đường nâu và kem béo ngậy. Cách làm rất đơn giản, hãy trổ tài và chia sẻ với cả nhà nhé!
Cách bảo quản trà sữa
Nếu bảo quản trà sữa ở nhiệt độ thường thì nên dùng hết trong vòng 8 tiếng. Do thời gian bảo quản quá lâu sẽ có hiện tượng tách nước và ôi thiu.
Cách tốt nhất là cho trà sữa vào tủ lạnh ở nhiệt độ 10-15 độ C, có thể bảo quản được khoảng 2-3 ngày.
Không thêm đá khi bảo quản, nên tách riêng trân châu và thạch để không ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng trà sữa.
Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn pha chế thành công trà sữa truyền thống cùng topping thơm ngon để chiêu đãi gia đình và người thân.
Viết bình luận