I. Câu chuyện "cò đất tư vấn bất động sản tại quán trà đá"
Đang ngồi “tám chuyện”, nghe thấy hai cậu khách muốn tìm mua nhà khu vực Hoàng Mai, chị Nguyễn Thị Cúc - bán trà đá tại khu Linh Đàm - lập tức quay lại hỏi: “Hai cậu muốn mua nhà loại nào? Nhà đất, nhà chung cư hay chỉ mua đất không? Chị biết nhiều chỗ bán nhà đất lắm, để chị dẫn hai đứa đi”.
Biết hai vị khách cần mua đất, chị liền tư vấn một loạt lô đang cần bán, từ đất 5% (không sổ đỏ) đến đất có sổ đỏ, từ đất có giá vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Thỏa thuận được tiền hoa hồng nếu khách mua bán thành công, chị Cúc khoe: “Quán trà đá của tôi bé tí tẹo tạm bợ thế này thôi nhưng ối giao dịch nhà đất có tiếng diễn ra ở đây đấy”.
Theo lời chị Cúc, hầu hết các quán vỉa hè, ngoài bán trà đá còn kiêm thêm nghề môi giới bất động sản. Như chị Cúc ngồi bán trà đá ở đây ngót nghét chục năm cũng là ngần ấy năm chị làm nghề môi giới bất động sản, tại quán này luôn.
Ở khu vực Hoàng Mai này, cứ nhà nào bán nhà, bán đất đều ra đây tìm chị để ký gửi, nhờ dẫn mối. Bán được thì trả tiền hoa hồng theo thỏa thuận. Bởi, đem ra sàn giao dịch vừa mất phí lại còn mất thêm tiền môi giới khá cao mà hiệu quả chưa chắc đã bằng ký gửi ở các quán trà đá, chị Cúc cho hay.
“Nhiều người kể, gửi cả năm trời ở sàn giao dịch vẫn không bán được, nhưng đem ra quán trà đá nhờ bán, chỉ 1-2 tuần đã có khách xem hỏi mua. Có người ký gửi hôm trước hai hôm sau đã bán được nhà”, chị Cúc khoe.
Chị Cúc cũng cho hay, ở Hà Nội, quán trà đá trong ngõ thì bán nhà đất trong ngõ, quán ngoài phố thì bán nhà đất ngoài phố, ở đâu có lãnh thổ ở đó. Theo đó, mỗi quán trà có một khu vực hoạt động riêng, không xâm phạm lẫn nhau.
Tương tự, anh Lương bán trà đá tại ngõ 175 Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, nhiều người cứ nghĩ quán trà chỉ là hàng nước vỉa hè, bán những cốc trà 2.000-3.000 đồng kèm dăm ba cái kẹo lạc, kẹo cao su,... mà không ngờ đây còn là nơi diễn ra các hoạt động môi giới, giao dịch nhà đất. Như quán trà nhà anh Lương có hàng trăm người đến ký gửi, khách mua nhà có thể thoải mái lựa chọn.
Anh Lương tâm sự, dân mình có thói quen mua nhà ở khu nào thì phải hỏi kỹ càng về lai lịch ngôi nhà, mảnh đất đó, phải nắm rõ lý do vì sao chủ nhân lại bán. Trong khi, các quán trà đá là nơi nắm rõ thông tin nhất nên mới được khách tín nhiệm đến thế.
II. Thu nhập khủng từ việc bán trà đá vỉa hè
Chỉ ngồi bán trà đá gần khu Đại học Y Hà Nội (Tôn Thất Tùng, Đống Đa) được hơn hai năm nay nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Lực tiết lộ vợ chồng anh đã mua nhà tại Hà Nội và cuối năm nay còn định mua ôtô.
Chị Hà vợ Lực tâm sự, hai năm trước con anh đỗ vào Đại học Bách Khoa, hai vợ chồng anh bỏ ruộng, khăn gói lên Hà Nội kiếm chỗ bán trà đá lấy tiền nuôi con ăn học. Song, thu nhập từ bán trà đá chỉ đủ đóng học phí và tiền sinh hoạt cho cả gia đình.
Nhờ bán trà đá vỉa hè kiêm môi giới bất động sản mà nhiều người có thu nhập khủng, mua được nhà, xe ô tô
Cũng may, ngồi bán trà được mấy tháng, vợ chồng anh bắt đầu quen dần với người dân khu vực này. Quán trà đá của anh dần trở thành nơi tụ tập, chuyện trò của rất nhiều người. Rồi, chuyện làng trên xóm dưới anh đều biết. Ai muốn bán nhà, người nào muốn cho thuê phòng trọ,... anh chủ động dẫn khách vào giới thiệu. Một thời gian sau, nhiều người tự ra quán trà của anh chị ký gửi nhà đất khi muốn bán.
Dẫn khách vào thuê trọ chỉ được 100.000-200.000 đồng nhưng dẫn mối vào mua nhà đất mà thành công thì tiền chủ nhà trả lên tới cả chục triệu. Như tháng 12 năm ngoái, anh liên tục gặp hên, dẫn khách vào xem đất mua nhà mà mối nào cũng ưng ý đặt tiền luôn. Tháng đó, anh chị đút túi ngót nghét 500 triệu đồng.
“Đấy, tiền mua nhà Hà Nội là từ tiền môi giới nhà đất chứ đâu. Tôi ngồi vỉa hè buôn chuyện suốt ngày nên nhà nào bán tôi biết hết”, chị Hà khoe.
Theo anh Lực, đầu năm nay nhà anh mới mua căn chung cư hơn 50m2 ở khu vực Hoàng Mai. Dự định đến cuối năm, anh mua thêm cái xe ô tô tiện bề về quê.
Thừa nhận chuyện trên, chị Cúc cũng cho hay, thu nhập từ bán trà đá chỉ được khoảng chục triệu mỗi tháng, nhưng từ môi giới nhà đất thì gấp cả chục lần.
Chị chia sẻ, môi giới thường có giá cố định hết. Nếu dẫn khách vào mà chuyện mua bán thành công, chủ sẽ trả tiền hoa hồng tùy vào giá trị nhà đất. Đơn cử, nhà đất dưới 700 triệu, chị được 20-30 triệu, nhưng giá trị nhà đất lớn hơn thì tiền hoa hồng tất nhiên sẽ cao hơn.
Nhiều khi gặp may, chủ nhà cần bán gấp mà chị lại dẫn khách vào mua bán được luôn thì chủ trả hậu hĩnh lắm. Những lần đó, ngoài tiền hoa hồng đã thỏa thuận, chủ nhà còn thưởng thêm cả chục triệu đồng chứ không ít - chị Cúc khoe.
“Tôi ngồi bán trà đá ở đây, nhờ quán này mà trung bình mỗi tháng tôi kiếm được trên dưới trăm triệu. Tháng nào may mắn, dẫn được nhiều khách thì tháng đó thu nhập khoảng vài trăm, song cũng có tháng chẳng được vị khách nào”, chị Cúc bật mí.
III. Trà đá vỉa hè và những hệ lụy của nó
1. Ưu điểm
Khai phá vỉa hè để mở quán trà đá có chi phí thấp và nguồn vốn nhỏ: Điều này bởi vì bạn không phải chi tiêu cho việc thuê mặt bằng và trang trí nội thất cho quán. Bạn có thể tận dụng không gian trên vỉa hè.
Tạo sự hấp dẫn cho mọi đối tượng khách hàng: Một trong những yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn mua sản phẩm là giá cả phải hợp lý. Vì vậy, với mức giá như vậy, bạn có thể thu hút được đa dạng đối tượng khách hàng. Hơn nữa, bạn có thể trang bị một số bàn và ghế cho khách hàng có nhu cầu ngồi lại. Để khách hàng dễ nhận biết quầy hàng của bạn, bạn có thể sử dụng một logo đơn giản kèm theo địa chỉ và số điện thoại.
2. Nhược điểm
Tận dụng vỉa hè: Vỉa hè là một phần của không gian công cộng do chính quyền quản lý. Do đó, bạn chỉ có thể kinh doanh trong phạm vi cho phép. Thậm chí, ở các thành phố lớn, việc bán hàng trên vỉa hè có thể bị hạn chế hoặc không được phép.
Phụ thuộc vào thời tiết: Do hoạt động kinh doanh ngoài trời, thời tiết có tác động lớn đến quán của bạn. Trong những ngày mưa bão, bạn có thể không thể bán hàng hoặc doanh thu sẽ rất ít. Trong những ngày nắng nóng, nguyên liệu trong không gian ngoài trời có thể bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bạn cũng cần có sức khỏe tốt để chịu đựng được nắng hoặc mưa khi kinh doanh trà sữa trên vỉa hè.
Xảy ra xung đột với các quán khác: Vỉa hè là không gian công cộng, vì vậy có nhiều người khác cũng sử dụng để kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí. Khi có nhiều quán cùng hoạt động tại cùng một địa điểm, xung đột là không thể tránh khỏi. Để tránh gây ảnh hưởng đến cả quán của bạn và các quán khác, hãy cân nhắc lựa chọn địa điểm kinh doanh hợp lý.
3. Những lưu ý
Trước khi mở quán trà đá trên vỉa hè, hãy kiểm tra và tuân thủ các quy định và giấy phép của chính quyền địa phương về việc kinh doanh trên vỉa hè. Điều này đảm bảo rằng bạn hoạt động trong phạm vi pháp luật và tránh xảy ra rủi ro pháp lý.
Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh trên vỉa hè, hãy xem xét kỹ vị trí và xem xét tiềm năng xung đột với các quán khác. Tránh kinh doanh ở những nơi có quá nhiều quán cùng loại, để tránh cạnh tranh không lành mạnh và xung đột với các doanh nghiệp khác.
Cuối cùng, hãy đảm bảo bạn có đủ sức khỏe và tinh thần để đối mặt với các thách thức khi kinh doanh trà sữa trên vỉa hè, bao gồm việc chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và quản lý công việc một cách hiệu quả trong không gian hạn chế.
Nguồn:https://cafef.vn/thi-truong/ban-tra-da-via-he-sieu-co-dat-kiem-500-trieu-thang-20150625154652912.chn
Viết bình luận